Một người nông dân Mỹ đã phát minh ra điện thoại không dây bằng cách nào?

Ngày 23/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Thời đại bây giờ người ta quen với những thiết bị như máy tính bảng, sờ-mát-phôn hay đại loại là điện thoại cảm ứng. Những loại điện thoại bấm phím hay còn có tên là “cùi bắp”, “cùi chuối”,… có rất ít người dùng, hầu hết là những ông bà già cả hoặc những người không có điều kiện để mua nổi một cái điện thoại. Có thể nói rằng, nền công nghệ ngày càng phát triển, bây giờ người ta xài toàn cảm ứng hóa nhưng ai biết đâu được 20 năm sau con người không cần dùng tay để điều khiển mà dùng giọng nói hoặc cử chỉ để ra lệnh trực tiếp thì sao. Thế mới nói thế giới càng ngày càng thay đổi.

Sự phát triển vượt bậc của những sản phẩm thông dụng được minh chứng qua thời gian, từng giai đoạn rõ ràng là thế. Nhưng có bao giờ bạn thử hỏi nguồn gốc của sự thiết bị di động ngày nay là ra sao và làm cách nào để người ta phát minh ra điện thoại hay không? Chắc chắn rằng sẽ ít người biết được, điện thoại không dây ban đầu có kích thước bằng một cái thùng rác và nó chỉ có thể liên lạc với nhau bằng nửa dặm mà thôi.

Thật không thể tưởng tượng được, nếu bây giờ cho không bạn chiếc điện thoại to cỡ thùng rác chắc chẳng ai dám lấy, thêm tiền cũng không chứ chẳng đùa. Ấy thế mà, ở quá khứ thì nó được xem là một phát minh tiên tiến nhất Trái Đất chứ chẳng đùa được đâu.

 

đàn ông

Người đã tạo ra thiết bị không dây đầu tiên đó chính là ông Nathan Stubblefield. Hình ảnh trên được chụp ông với sản phẩm đáng nể của mình. Được phát minh vào năm 1902, bởi Stubblefield người nông dân thực thụ, người trồng cây ăn quả và là thợ sửa điện. Đồng thời, người đã được công nhận là cha để của nền công nghệ di động sau khi ông sáng chế ra thiết bị nghe gọi không dây của mình.

Chúng ta cùng tìm hiểu về thần tài này một chút, Stubblefield sinh ra và lớn lên tại Murray, Kentucky. Ông chăm chỉ học tập khi còn nhỏ để được ghi danh vào Học viện Nam và Nữ ở Farmington gần đó. Thật đáng tiếc, ông đã phải từ bỏ con đường thành danh của mình vì cái chết của cha mình. Từ đó ông sống chung với mẹ kế. Mặc dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn bởi cảnh “mẹ ghẻ con chồng” thì chắc ai cũng mường tượng ra được phần nào thế nhưng ông không bao giờ ngừng việc học tập.

Ông thường xuyên đọc các ấn phẩm khoa học như Scientific American và Electrical World. Rồi đến tuổi lấy vợ, người vợ luôn ủng hộ ông làm nghề nông. Cuộc hôn nhân hạnh phúc của ông đã cho một gia đình êm ấm cùng với 9 người con. Hơn thế nữa, sáng tạo trong nền phát minh và công nghiệp đã giúp ông mở ra trường học là “Trường Công nghiệp Nathan Stubblefield” hoặc có thể gọi là “Trường Công nghiệp Teléph-on-délgreen”.

Trong suốt cuộc đời mình, Stubblefield đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc của mình để đầu tư mở một dịch vụ điện thoại ở quê nhà. Ông cố gắng kết nối các hộ gia đình bị cô lập trong khu vực mình đang sống. Những nỗ lực của ông được bắt đầu vào năm 1886, khi ông tiến hành bán và cài đặt điện thoại có âm thanh rung giữa hai hộp âm thanh A và B thông qua một chiếc dây căng thay vì sử dụng điện.

Bước đầu ông đã thành công trong việc bán buôn lâu dài với Mississippi và Oklahoma. Nhờ vào thành công này đã giúp ông dễ dàng nhận được bằng sáng chế Hoa Kỳ 378.183 cho việc thiết kế một “chiếc điện thoại cơ học”, đồng hành hợp tác với ông là Samuel Holcomb. Tuy nhiên, sau đó ông đã nhanh chóng

Ông đã thành công trong việc kéo dài việc bán hàng cho Mississippi và Oklahoma. Thành công này đã sớm được theo sau bởi một người khác khi ông nhận được Bằng sáng chế Hoa Kỳ 378.183 cho việc thiết kế một "chiếc điện thoại cơ học", đồng tác hợp tác với đối tác là Samuel Holcomb. Tuy nhiên, việc thành lập một đại lý điện thoại Bell Telephone có vẻ tốt hơn nhiều so với sáng chế của ông. Do đó, ông đã phải ngừng lại việc kinh doanh này vào năm 1890.

Khó khăn là vậy nhưng Stubblefield không bao giờ nản chí với trò chơi gọi điện thoại này. Một thời gian sau đó, anh nhận ra rằng với một hệ thống không dây Stubblefield có thể kết nối tại khu vực Kentucky mà không phải chịu thêm chi phí lắp đặt hoặc dây cáp. Và hơn thế nữa, anh có thể tìm thấy được thị trường của riêng mình. Và lúc đó, ông chỉ tập trung vào cảm ứng điện từ cho thiết kế ban đầu của mình.

Trong khu vườn của mình, Stubblefield đã cho xây dựng một chiếc cột cao 120 feet tương đương với 37 mét để có thể truyền phát từ chiếc điện thoại này sang thiết bị nghe gọi khác bằng cách sử dụng từ trường để tạo ra chiếc điện thoại cảm ứng. Trong vài năm tiếp theo, ông còn thử nghiệm chiếc điện thoại của mình nhưng đáng tiếc là nó không thành công khi hoạt động trong khoảng cách tương đối xa. Sau đó, Stubblefield quyết định chuyển sang một sản phẩm mới hoàn toàn là một chiếc điện thoại không dây dựa trên sự truyền âm thanh tự nhiên.

Tổng lượng dây cần thiết cho cuộn dây trong ý tưởng này dài hơn những gì cần thiết để có thể kết nối đơn giản nhưng sáng chế này cho phép di chuyển. Đơn giản hơn, ông đã thực hành một khái niệm chung có tên nước dẫn điện. Do đó, hệ thống của ông đã sử dụng một phần nước hoặc đất làm môi trường để có thể truyền được giọng nói thay vì phải sử dụng dây trong mạch điện. Quả thật đây là ý tưởng thông minh hiếm ai có thể nghĩ ra được.

 

đứng

Tiếp theo Nathan Stubblefield đã có cuộc trình diễn và quảng cao cho thiết bị mới của mình tại quảng trường thị trấn công cộng ở Murray vào ngày đầu năm mới vào năm 1902. Tại đó cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công khi phát sóng được âm nhạc và tiếng nói đến người nhận ở khoảng cách 5 dãy nhà. Một phóng viên đã tìm đến để có buổi phỏng vấn trực tiếp với thiên tài này. Và dĩ nhiên, ông tiên đoán rằng thiết bị của mình sẽ được sử dụng để truyền tin tức và thông tin không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới.

Một nhóm các nhà kinh doanh tại New York nhận thấy có sự phát triển trong nền công nghệ nên vô cùng quan tâm tới thiết bị di động do ông sáng tạo. Họ đã cung cấp cho Stubblefield nửa triệu cổ phiếu trong công ty Điện thoại Vô tuyến của Mỹ để có thể đổi lấy quyền phát minh đáng chú ý của ông. Đứng trước một món lợi nhuận khá hời như thế rõ ràng là ông đã chấp nhận lời đề nghị. Sau đó, thực hiện các cuộc biểu diễn công cộng ở Washington và Philadelphia đều được các phương tiện truyền thông bảo vệ.

Tuy nhiên, một cuộc biểu diễn tại Battery Park, thành phố New York đã thất bại. Nguyên nhân có thể là do tiếng ồn vì khả năng mạch điện đã bị kẹt trong khu vực đông dân cư. Ngay lúc đó, cha đẻ của nền cộng nghệ này đã bắt đầu nghi ngờ việc mình đang là nạn nhân của một kế hoạch gian lận chứng khoán. Và sau vụ việc này, công ty Điện thoại không dây Mỹ đã đóng cửa.

 

điện thoại

Hình ảnh trên là sự phát triển ngoạn mục của những chiếc điện thoại di động với điện thoại thông minh sớm. Nhìn từ tay trái sang bạn có thể so sánh được kích thước của những thiết bị nghe gọi này, chúng càng ngày càng được thu gọn và được bổ sung thêm màu sắc đẹp hơn. Sau vụ thất bại của cuộc biểu diễn, Stubblefield không thể phục hồi được nó mặc dù vậy năm 1908 ông đã được cấp bằng sáng chế cho một phiên bản mới được thiết kế để liên lạc giữa các phương tiện di chuyển như tàu thuyền, tàu hỏa và các trạm đường.

Đáng tiếc rằng, phát minh của ông không thành công về mặt thương mại và ông đã bị bỏ rơi vì không có tiền. Ông ở ẩn cho đến năm 1928 người ta phát hiện ông đã chết tại một nơi trú ẩn xa xôi, hiểm trở ở Kentucky.

Chưa thành công một cách vang dội nhưng Nathan Stubblefield luôn được nhiều người biết đến và công nhận là cha đẻ của thiết bị di động hiện đại và ông còn được tôn vinh trên trang web của Virgin Mobile. Richard Branson nhận định, Nathan là người phát minh ra thiết bị nghe gọi đầu tiên trên thế giới và họ sẵn sàng tổ chức lễ kỉ niệm nhằm tôn vinh sự sáng tạo của anh, nhờ vào ý tưởng mới mẻ đó đã thay đổi sự giao tiếp của thế giới không chỉ ngày trước, ngày hôm nay mà còn cả ngày mai sau.

 

Tạm quên đi phát minh ở thời xưa, những sáng chế cực kỳ độc đáo dưới đây chắc chắn sẽ thu hút ánh nhìn của bạn. Đừng bỏ qua clip thú vị sau nhé!

Giờ thì bạn biết được một người nông dân Mỹ đã phát minh ra điện thoại không dây bằng cách nào đúng không? Dù bạn là một người nông dân, một người có tri thức cao hay người chưa từng đi học vẫn có thể sáng tạo ra những thứ chưa từng có ai nghĩ ra giống như Nathan Stubblefield. Ông sẽ luôn được ghi danh và mọi người đều nhớ tới ông mãi mãi khi nhắc đến công nghệ điện thoại.

Trước khi chuyển bài viết, đừng quên để lại bình luận ở cuối bài và chia sẻ thông tin thú vị này đến với mọi người nhé!

Bài viết liên quan: