Sudan có gấp đôi kim tự tháp so với Ai Cập

Ngày 23/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Khi bạn gõ từ “Kim tự tháp” chắc chắn kết quả sẽ cho ra hàng loạt các bài viết và hình ảnh về kim tự tháp ở Ai Cập. Từ đó suy ra, từ trước đến nay trong tâm trí của con người tòa tháp hình nón này xuất hiện ở Ai Cập là chủ yếu, hay nói cách khác Ai Cập chính là vùng đất chứa hình chóp có đáy là hình vuông, bốn mặt hình bên là tam giác đều nhiều nhất. Nhưng chúng ta lại không biết rằng, các kim tự tháp cổ đại được xây dựng bởi các nền văn minh xưa cũ trên các vùng khác nhau của hành tinh chúng ta.

Theo một số tài liệu cho thấy, người Mesopotamians hay Lưỡng Hà là nền văn minh đầu tiên xây dựng các cấu trúc có thiết kế giống với kim tự tháp. Các cấu trúc cổ xưa của người Sumer có thể kể đến là Ziggurat. Tại các thành phố Sumerians, Babylon, Elamites, Akkadians, và Assyrians-tất cả đều quan tâm đến việc xây dựng Ziggurats như là một phần của khu đền, chúng đều được phục vụ cho mục đích tôn giáo. Được làm từ những viên gạch-bùn, các khối ziggurats của Mesopotamia là những huyền thoại sơn dầu bằng đồng.

Cạnh đó, tại Mê-hi-cô, kim tự tháp Cholula được xem là tuyệt vời ông mặt trời với chiều rộng là 450m và cao 66m, khổng lồ nhất thế giới. Từ đó có thể suy ra, Ai Cập không phải là nơi duy nhất chứa nhiều kim tự tháp.

 

tháp

Quay trở lại vấn đề, hình ảnh mà mọi người đang được chiêm ngưỡng là mặt cắt của kim tự tháp Nubian tại Meroe. Nói thêm về Nubian, đây là một vùng chạy dọc theo dòng sông Nile, nó nằm ở khu vực phía bắc của Sudan và phía nam của Ai Cập. Các vương quốc Kushite thuộc khu vực Meroe đã phát triển mạnh trong thời cổ đại và lần đầu tiên thủ phủ của nó ở Kerma từ năm 2600 đến năm 1520 TCN, lần thứ hai là Napata trong khoảng 300 đến 100 năm TCN và lần cuối cùng là Meroë giữa năm 300 TCN Và 300 AD.

Mặc dù Kerma được ông nhận là nhà nước tập trung đầu tiên của Nubia, ở đây có kiến trúc riêng, những phong tục chôn cất của hai vương quốc là Napata và Meroë đều bị ảnh hưởng dưới nền văn hóa cổ đại Ai Cập vì sự xuất hiện của kim tự tháp ở đây. Chắc chắn rằng, khi nói về nền kinh tế, quân đội, văn hóa và cả chính trị các vương quốc Kushite luôn sẵn sàng cạnh tranh mạnh mẽ với Ai Cập.

 

kim tự tháp

Hình ảnh này là nhìn một cách toàn diện về tòa tháp hình nón ở Nubi, Meroe. Ba trong số các kim tự tháp được tái tạo lại. Mục đích mà người ta xây dựng các khối đá cổ ở Nubi cũng tương tự như ở Ai Cập. Chúng đều là nơi nghỉ ngơi vĩnh cửu của rất nhiều vị vua, hoàng hậu trị vì thời Napata và Meroë. Mặc dù ở thời điểm xây dựng, họ không nghĩ tới việc ai xây được nhiều hơn hai. Nhưng số liệu thống kê ngày nay đã cho chúng ta biết rõ điều đó. Cụ thể hơn, các kim tự tháp được tìm thấy ở Sudan là 255 khi cân đo đong đếm tòa tháp hình nón ở Ai Cập số lượng chỉ ước tính từ 118 đến 138.

Theo đó cho thấy, rõ ràng là các khối thạch khổng lồ chủ yếu tập trung ở Sudan. Vậy câu hỏi đáng được đặt ra là tại sao khi nhắc tới kim tự tháp, người ta nghĩ ngay tới Ai Cập chứ không phải là Sudan, càng không phải là một cái tên lạ hoặc như Meroë chẳng hạn. Khi phát ra điều này, chúng ta phải quay trở về năm 751 TCN để tìm hiểu một chút nhé! Thời điểm vua Kushite, Piankhi lật đổ triều đại thứ 24, và thống nhất toàn bộ thung lũng sông Nile từ triều đại đến thành Napata trong suốt thời gian ông thống trị.

Piankhi cũng như con cháu của mình, được cai trị từ các vị vua Pharaon của triều đại thứ 25 do đó bị ảnh hưởng bởi những công trình cổ đại này. Sự thống trị của Napatan ở Ai Cập kéo dài cho đến cuộc chinh phục Ai Cập của Assyria vào năm 656 TCN.

 

tòa tháp

Đây là kim tự tháp nằm ở phía Tây của Jebel Barkal, Sudan. Lần đầu tiên trong số 255 tòa tháp hình nón này được dựng lên tại khu vực El-Kurru, nơi mà chứa những ngôi mộ thuộc về vị vua Kashta và những đứa con Piye (Piankhi). Những người kế nhiệm của họ là Shabaka, Shabataka, và Tanwetamani, cũng được an táng ở đó. Hơn nữa, 14 kim tự tháp khác đã được xây dựng tại khu vực dành cho nữ hoàng của họ, và một vài công trình cổ đại được coi là những chiến binh hoàng gia đáng chú ý.

Tiếp theo, các khối kiến trúc cổ Napatan được tìm thấy ở bờ Tây của sông Nile là thượng nguồn của Nubia, tại Nuri. Khu di tích này là nơi mồ yên mả đẹp của khoảng 21 vị vua, 52 hoàng hậu và hoàng tử. Cơ thể của họ đã được nằm trong những tấm thạch đá quyển granit khổng lồ. Và có hai trong số những cái tên nổi bật đó là Analmi và Aspelta.

Tòa tháp hình nón Taharqa được xem là một trong những kim tự tháp lớn và lâu đời nhất tại Nuri, đây cũng là nơi nghỉ ngơi yên lành của vị vua vĩ đại Napatan và Pharaoh trong triều đại thứ 25. Nhưng nếu bạn muốn nhìn thấy hàng trăm kim tự tháp Nubi thì phải đến Meroë. Đây là hệ thống các đảo nằm ở giữa sông Nile và  Atbara. Đồng thời cũng là trung tâm của vương quốc Kush, cách Khartoum khoảng 60 km về phía bắc, nó là thành phố lớn nhất và là thủ phủ của Sudan. Trong thời kỳ Meroitic, phần còn lại của hơn 40 nữ hoàng và các vị vua đã được gửi tới Meroë.

Ta làm phép so sánh với Ai Cập, quốc gia cổ đại này phải cần tới 3 thiên niên kỷ mới xây dựng được khoảng 120 tòa tháp hình nón. Còn với các kim tự tháp Nubia của Sudan lại hoàn thành chỉ vài thế kỷ. So với những công trình của người Ai Cập thì các kim tự tháp Nubian có sự khác nhau đáng kể. Chúng được xây dựng bằng những khối đá nằm ngang theo chiều dọc và chiều cao dao động từ 20 đến 98 feet (gần 30 mét).

Hơn nữa, các công trình kiến trúc xây dựng nay tăng từ vết chân nền nhỏ mà hiếm khi nhìn thấy chúng rộng trên 8 mét. Điều này đã giúp họ có thêm thương hiệu là những cấu trúc cao và hẹp, nghiêng về 70 độ. Và nhờ đó nó trở nên nổi bật nhất quả đất. Phần lớn các tháp nhọn Nubi đều có cấu trúc đền thờ liền kề với căn cứ của họ. Điều này cho thấy có một số đặc điểm Kushite hoàn toàn khác biệt. Kim tự tháp Ai Cập lại có chều cao tương tự có nền móng ít nhất lớn hơn gấp 5 lần so với Nubi, độ nghiêng của chúng đạt ở góc 40 đến 50 độ.

 

hoang mạc

Đây là những khối kiến trúc bằng đá đồ sộ Meroë ở Sudan được nhìn từ xa. Những người thuộc dòng dõi hoàng gia khi yên nghỉ trong các kim tự tháp Nubi đều được bảo quản tốt và được trang trí bằng đồ trang sức. Họ nằm nghỉ ngơi trong những xác ướp bằng gỗ. Nhưng thật không may, những dấu tích để lại cho thấy các ngôi mộ cổ này có thể đã bị cướp rất nhiều từ thời cổ đại.

Lý do là thời gian các nhà khảo cổ tìm thấy và khám phá kỹ lưỡng trong thế kỷ 19 và 20, các kim tự tháp Nubi có nhiều mặt hàng nhưng vắng bóng đồ trang sức. Họ tìm thấy một số hộp bằng gỗ, những vật giống chiếc cung, mũi tên nhọn, nhẫn của cung thủ và ngựa. Hơn thế nữa, họ cũng khám phá những đồ đạc bằng gỗ, một số bằng đồ gốm, thủy tin màu và những chiếc tàu bằng kim loại và các đồ tạo tác khác. Tất cả chúng đều phải ánh nền văn hóa Bắc Phi rõ rệt.

 

hố

Hình ảnh bạn đang nhìn thấy là công trình cổ đại K.1 thuộc thế kỷ 4 TCN ở El-Kurru, phía Nam Jebel Barkal, Bắc Sudan. Khi người ta tìm thấy và khai quật một kim tự thấp ở Meroë, họ đã vô tình phát hiện thấy 390 tảng đá và hàng trăm đồ vật nặng khác được trang trí nghệ thuật bằng đá. Ngoài ra, họ còn phát hiện thấy một con bò bị chôn vùi, hay những viên đá chuông có thể dùng để tạo ra giai điệu du dương giống với chuông gió.

Trên thực tế, số lượng tháp nhọn ớ Sudan rất nhiều, nhưng lý do mà người ta không hề biết đến là vì chúng hầu hết đã bị hư hỏng nặng trong những năm 1830. Giuseppe Ferlini vốn là một bác sĩ người Ý, nhưng vì đam mê thám hiểm nên ông đã chuyển nghề và trở thành thợ săn tìm khô báu nổi niếng.

Mặc dù không được nhiều người trên thế giới biết đến về số lượng khổng lồ nhưng các kim tự tháp Nubian vẫn luôn được bảo vệ. Cạnh đó, những khối kiến trúc bằng đá đồ sộ còn được UNESCO công nhận là Di sản Thế Giới.

 

Một điều nữa luôn khiến người hiện đại tò mò là làm sao những người cổ đại có thể cho ra đời các khối kiến trúc khổng lồ trong khi không có sự hỗ trợ nào của máy móc. Làm sao họ có thể di chuyển được những tảng đá lớn để xây nên các tòa tháp hình nón đẹp tuyệt như thế,.. và hàng ngàn câu hỏi vì sao khác đang cần có một lời giải thích rõ ràng. Dưới đây là video người ta giải mã cách xây dựng nên khối kiến trúc cổ thời xưa, bạn có thể bổ sung ý kiến của mình ở cuối bài viết sau khi xem xong đoạn clip này nhé!

Tóm lại, chúng ta nhìn vào số lượng tòa tháp hình nón của Sudan là 255 trong khi Ai Cập chỉ ở tầm 120, vậy nói Sudan có gấp đôi kim tự tháp so với Ai Cập hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, rất ít người nắm được thông tin này, do đó hãy chia sẻ sự thật này đến với mọi người để họ cùng hay nào!  

Bài viết liên quan: