Những người sáng chế bị giết bởi chính những phát minh của họ

Ngày 05/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Khi chúng ta thử một thứ gì đó mới, sẽ luôn có những nguy cơ tiềm ẩn. Đôi khi những rủi ro này có thể gây chết người như trường hợp của một số nhà phát minh dưới đây. Sáng tạo của những nhà phát minh này đã gây nên cái chết cuối đời của họ. Nhưng họ sẽ luôn được ghi nhớ trong lịch sử vì đã góp phần vào sự tiến bộ của toàn nhân loại trước khi phải trả giá bằng cả mạng sống. Đây là danh sách mười nhà phát minh bị giết bởi chính những phát minh của mình.

 

1) Sylvester H. Roper

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

@wikipedia.org

Roper đã phát minh ra chiếc xe đạp chạy bằng hơi cùng tên và chết vì tai nạn trong cuộc thử nghiệm tốc độ ban đầu.

Nhà phát minh người Mỹ, Sylvester Howard Roper, là một nhà xây dựng tiên phong trong lĩnh vực ôtô và xe máy thưở ban đầu. Ông cũng phát minh ra súng săn và súng lục. Các phát minh khác của ông là máy may khâu tay và động cơ khí nóng. Năm 2002, ông được giới thiệu vào Hall of Fame. Sự vinh dự này đến với ông khi đã phát minh ra xe đạp ẩy chân chạy bằng hơi nước Roper.

Thật không may, chiếc xe cũng là nguyên nhân gây ra cái chết cho ông. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1896, Roper đã lái một trong những mô hình sau của kiểu xe này. Ông đạp xe trên đường đua Charles River, gần cầu Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Ông đã thực hiện vài vòng đua và bỏ sau nhiều người đi xe đạp, trong đó có tay đua chuyên nghiệp Tom Butler. Roper chạy với tốc độ hai phút 1,4 giây mỗi dặm, trong khi tốc độ tối đa là bốn mươi dặm mỗi giờ (sáu mươi bốn cây số trên giờ). Nhưng đột nhiên ông lắc lư và ngã trên đường đua khiến bị thương đầu và tử vong. Sau khi khám nghiệm tử thi, nguyên nhân tử vong đã được tìm thấy là do suy tim. Người ta không rõ liệu vụ tai nạn khiến tim ông bị ảnh hưởng hay liệu tim của ông đã có vấn đề trước khi tai nạn xảy ra.

 

2) Franz Reichelt

Reichelt đã phát minh ra chiếc dù nhảy và chết trong khi đang bay bằng dù.

Franz Reichelt, đôi khi được gọi là "Nhà may bay", là một thợ may, nhà phát minh người Pháp và là người tiên phong phát minh ra loại dù lượn. Ông muốn phát triển một bộ quần áo cho phi công thành một chiếc dù. Điều này sẽ giúp các phi công hạ cánh an toàn trong trường hợp họ buộc phải nhảy ra khỏi máy bay của mình. Vì vậy, ông đã tạo ra một trang phục có dù theo thiết kế riêng gắn liền với nó. Ban đầu, Reichelt đã thí nghiệm với những người phụ nữ mảnh dẻ ở tầng 5 của căn hộ. Những thí nghiệm này đều được chứng minh là thành công. Nhưng không một thiết kế nào của ông có thể lặp lại thành công đó. Reichelt tin rằng thất bại của mình là do thiếu nền cất cánh cao phù hợp để thử nghiệm và là một phần nguyên nhân dẫn đến những sai lầm.

Vì vậy, ông đã xin phép cảnh sát tiến hành thử nghiệm trên Tháp Eiffel. Cuối cùng, ông đã được phép vào đầu năm 1912. Ngày 4 tháng 2 năm 1912, ông đến tháp và tự nhảy dù thay vì sử dụng hình nộm giả để thử nghiệm. Mặc dù bạn bè và khán giả đã cố gắng thuyết phục ông nên xem xét lại, nhưng ông đã leo lên tầng trên cùng của Tháp Eiffel. Ở đó ông đã mặc bộ dù và nhảy. Thật không may, chuyến bay đã không thành công. Ông lao xuống đất băng băng dưới chân tháp và chết ngay tức khắc.

 

3) Karel Soucek

Karel Soucek đã chế tạo ra một chiếc thùng hấp thụ sốc. Ông qua đời sau một cuộc biểu diễn trong thùng khi bị rơi khỏi mái vòm của Houston Astrodome.

Karel Soucek là một diễn viên đóng thế chuyên nghiệp tại Canada. Ông được biết đến với vai diễn dũng cảm vào năm 1984 khi đi qua thác Niagara trong một cái thùng. Để thực hiện cảnh quay này, ông đã tạo ra một chiếc thùng theo ý riêng, có chiều dài 2.8 mét và có đường kính 1.5 mét. Nó có màu đỏ tươi và mang dòng chữ "Last of the Niagara Daredevils - 1984". Vào ngày 2 tháng 7 năm 1984 Soucek đã vào trong chiếc thùng này và sau đó thả trôi trên sông Niagra ở độ cao 305 mét trên Thác Niagra. Soucek sống sót sau cú rơi nhưng khi ra ngoài, ông đã bị chảy máu. Cảnh quay này khiến ông trở nên nổi tiếng và ông đã quyết định xây dựng một viện bảo tàng trưng bày các đồ vật gắn bó với mình.

Để gây vốn cho dự án, ông đã quyết định ngồi trong một thùng rơi ở độ cao 55 mét từ phía trên của Houston Astrodome vào một bể nước. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1985, Soucek ngồi trong thùng để thả rơi 55 mét trên sàn của Astrodome. Chiếc thùng được thả xuống ngay và bắt đầu quay tròn khi rơi xuống sàn. Do sự bắt đầu vội vã, chiếc thùng đã bị thả trúng bờ thay vì hạ cánh ở giữa bể chứa nước. Tai nạn nghiêm trọng đã khiến Soucek bị thương. Ngực và bụng của ông bị nghiền nát và xương sọ thì gãy. Ông đã qua đời tại bệnh viện trong khi show trình diễn vẫn tiếp tục.

 

4) Horace Lawson Hunley

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

Hunley là người phát minh ra tàu ngầm chiến đấu đầu tiên. Ông qua đời trong một thử nghiệm với chiếc tàu của mình.

Horace Lawson Hunley là một kỹ sư hàng hải liên lục địa trong nội chiến Hoa Kỳ. Ông đã phát triển tàu ngầm chạy bằng tay từ rất sớm. Ông đạt thành công trong việc phát triển tàu ngầm sau hai lần thất bại. Một trong những chiếc tàu ngầm nổi tiếng nhất của ông được đặt tên là H. L. Hunley.

Vào ngày 15 tháng 10 năm 1863, Hunley quyết định chỉ huy tàu ngầm trong một cuộc luyện tập như thường lệ. Chiếc tàu bị chìm và tất cả tám thủy thủ đoàn đã qua đời kể cả Hunley. Ông được chôn cất với nhiều phần thưởng quân sự vinh dự tại Nghĩa trang Magnolia ở Charleston, Nam Carolina vào ngày 8 tháng 11 năm 1863.  

 

5) Marie Curie

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

@dxschool.org

Curie đã phát minh ra một phương pháp giúp khám phá các nguyên tố phóng xạ radium và polonium. Bà bị chết vì thiếu máu trầm trọng do tiếp xúc kéo dài với bức xạ phát ra từ các tài liệu nghiên cứu của mình.

Marie Skłodowska Curie là một nhà vật lý và hoá học, bà nổi tiếng vì là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel. Bà cũng là người phụ nữ duy nhất giành được hai lần giải và là người duy nhất giành được giải Nobel về hai ngành khoa học khác nhau. Những thành tựu của bà bao gồm phát triển lý thuyết phóng xạ và kỹ thuật cô lập đồng vị phóng xạ. Bà cũng đã phát hiện ra ra hai nguyên tố polonium và radium.

Trong quá trình nghiên cứu, bà có mang theo các ống nghiệm radium trong túi và do đó đã bị phơi nhiễm với bức xạ. Vì thế bà trở nên thiếu máu trầm trọng và chết năm 1934 ở tuổi sáu mươi sáu. Cho đến ngày nay các bài báo từ những năm 1890 và thậm chí cả sách nấu ăn của bà vẫn được coi là quá nguy hiểm để dùng đến. Đó là do mức độ nhiễm bẩn phóng xạ. Các giấy tờ này hiện đang được giữ trong hộp lót chì. Những người muốn tham khảo chúng phải mặc quần áo bảo hộ trước khi nghiên cứu.  

 

6) Henry Smolinski

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

Smolinski đã phát minh ra một chiếc máy bay lai, tên là AVE Mirzar. Ông đã qua đời trong chuyến bay thử nghiệm của mình.

AVE Mizar là chiếc máy lai, được chế tạo bởi Advanced Vehicle Engineers (AVE) từ năm 1971 đến năm 1973. Dự án này được điều hành bởi chủ sở hữu của công ty, Henry Smolinski. Smolinski tốt nghiệp trường kỹ thuật hàng không của Học viện Công nghệ Northrop. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1973, nhà sáng lập Mizar Smolinski đã đưa máy bay đi thử nghiệm tại Camarillo. Trong Khi đang bay, thanh chống cánh đã tách ra khỏi Pinto. Nó gây ra một vụ tai nạn bốc cháy và làm nên cái chết của Smolinski với một hành khách khác - phó chủ tịch AVE, Harold Blake.

 

7) Sabin Arnold von Sochocky

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

Người đàn ông này đã phát minh ra sơn phát quang radium đầu tiên và chết vì thiếu máu trầm trọng do tiếp xúc với chất phóng xạ.

Tiến sĩ Sabin Arnold von Sochocky là người phát minh ra sơn radium. Công ty của ông, Radium Luminous Material Corporation, đã tung ra thị trường loại sơn "Undark". Ban đầu, nó trở nên khá phổ biến. Nhưng ngay sau đó, các công nhân, đặc biệt là phụ nữ bắt đầu bị nhiễm bẩn phóng xạ nghiêm trọng. Việc của những công nhân này là vẽ lên mặt đồng hồ và định cỡ mặt đồng hồ bằng sơn phát quang. Đó là một công việc tinh tế. Những nữ công nhân này được hướng dẫn duy trì mực chảy đều trên đầu bút bằng cách liếm chúng. Và cũng bởi vì thế, họ đã vô tình nuốt vô số vật chất phóng xạ và bắt đầu trải qua những tổn thương khác nhau. Công ty cũng phải chịu một số vụ kiện sau khi bệnh của các công nhân trở nên nghiêm trọng và tử vong. Tiến sĩ Sabin Arnold von Sochocky cũng bị ảnh hưởng bởi sự phơi nhiễm phóng xạ. Ông qua đời vào tháng 11 năm 1928 do thiếu máu nghiêm trọng vì tiếp xúc với chất phóng xạ.

 

8) Aurel Vlaicu

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

@www.icr-london.co.uk

Vlaicu sản xuất được ba chiếc máy bay là A. Vlaicu Nr. I, II và III. Ông đã ra đi vĩnh viễn trong khi bay trên chiếc A. Vlaicu Nr. II qua dãy núi Carpathian.

Sinh ngày 19 tháng 11 năm 1882, Aurel Vlaicu là một kỹ sư, nhà phát minh, nhà xây dựng máy bay và phi công người Rumani từ rất sớm. Ông bắt đầu chế tạo chiếc máy bay đầu tiên của mình là A. Vlaicu Nr. I, vào ngày 1 tháng 11 năm 1909. Ông hoàn thành việc sản xuất trong vòng bảy tháng và chuyến bay đầu tiên là vào ngày 17 tháng 6 năm 1910. Ngay sau đó, ông đã chế tạo một chiếc máy bay khác là A. Vlaicu Nr. II. Lúc đó, ông cũng đang hoàn thiện một chiếc máy bay thứ ba là A. Vlaicu Nr. III, và nó đã được hoàn thành một phần vào thời điểm ông qua đời.

Aurel Vlaicu qua đời vào ngày 13 tháng 9 năm 1913, trong khi cố gắng lập kỉ lục với chiếc A. Vlaicu Nr. II. Ông đã nỗ lực để trở thành người đầu tiên bay qua dãy núi Carpathian, nhưng tiếc là máy bay đã bị rơi. Nguyên nhân vụ tai nạn của Vlaicu vẫn chưa được xác minh. Theo bạn bè của ông, chiếc máy bay bị chết máy trong khi hạ cánh và động cơ thì bị tắt, đó chính là nguyên nhân gây ra tai nạn.

 

9) Valerian Abakovsky

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

Abakovsky đã phát minh ra"Aerowagon", một chiếc xe lửa tốc độ cao. Ông chết khi Aerowagon trật bánh trong một chuyến thử nghiệm.

Nhà phát minh tài năng, Valerian Ivanovich Abakovsky, được nhớ đến nhiều nhất là chủ nhân của Aerowagon. Đó là một chiếc xe lửa tốc độ cao được thử nghiệm, đồng thời được trang bị một động cơ máy bay có sử dụng sức kéo của cánh quạt. Ban đầu nó được dự định cho việc vận chuyển các quan chức Liên Xô. Aerowagon đã được thử nghiệm vào ngày 24 tháng 7 năm 1921 trong chuyến bay từ Moscow đến Tula. Valerian Ivanovich Abakovsky đã có mặt cùng 21 người khác. Họ thành công khi tới Tula nhưng Aerowagon lại trật bánh trong chuyến trở về Moscow. Tai nạn này làm 6 người thiệt mạng. Nhà phát minh của nó, Valerian Ivanovich Abakovsky, là một trong những người ra đi trong vụ tai nạn.

 

10) Max Valier

Người sáng chế, phát minh, nhà khoa học

@emgn.com

Valier đã phát minh ra động cơ tên lửa chất lỏng và qua đời khi một động cơ chạy bằng chất cồn đã phát nổ trong cuộc thử nghiệm của ông.

Người tiên phong trong lĩnh vực tên lửa học Max Valier, là một nhà phát minh và nhà khoa học người Áo. Ông hợp tác với giám đốc của công ty Opel, Fritz von Opel, từ năm 1928 đến năm 1929. Trong thời gian này, ông tiến hành sản xuất một số loại xe hơi và máy bay chạy bằng tên lửa. Vào cuối những năm 1920 ông tập trung phát triển động cơ tên lửa bơm chất lỏng. Chẳng bao lâu ông đã chế tạo được Valier-Heylandt Rak 7, một chiếc xe chạy bằng tên lửa sử dụng động cơ lỏng. Thật không may, Max Valier đã ra đi vào ngày 17 tháng 5 năm 1930 khi một động cơ tên lửa có chứa cồn đốt bốc cháy trong chuyến thử nghiệm ở Berlin.

 

Tạm quên những câu chuyện buồn ở trên, hãy đến với những sáng chế vĩ đại của nhân loại:

Thật đáng tiếc cho những nhà khoa học lỗi lạc ấy phải không? Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết anfy và theo dõi fanpage để không bỏ sót bất cứ thông tin thú vị nào nhé!

Bài viết liên quan: