Những phát minh ra đời một cách hoàn toàn tình cờ

Ngày 18/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ra đời bằng cái cách không ai ngờ tới nhất, những phát minh này đã góp phần làm thay đổi cả thế giới và vẫn còn hữu dụng cho đến ngày nay.

Từ điển Oxford định nghĩa sự tình cờ là một “tai nạn”. Thế nhưng, không phải điều ngẫu nhiên nào cũng tiêu cực và gây ra những kết quả tồi tệ, chí ít là với những phát hiện “vô tình” nhưng mang tính lịch sử sau đây. Đây đều là những phát minh được tạo ra hoàn toàn ngẫu nhiênmà khi biết được chúng ta nên biết ơn những người đã tạo ra chúng.

Chúng tôi mang đến bạn những phát minh ra đời một cách hoàn toàn tình cờ, trong những hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử khoa học. Mặc dù hoàn cảnh ra đời có phần hơi kỳ lạ song những thứ này đã làm thay đổi thế giới và đặc biệt là cho đến nay, chúng vẫn được áp dụng rộng rãi trong đời sống.

 

1) Lò vi sóng

Vào năm 1945, Percy Spencer, một kỹ sư người Mỹ đã vô tình chế tạo ra "lò vi sóng" khi đang tiến hành một dự án nghiên cứu ứng dụng của bộ radar cùng ống chân không. Trong lúc thực hiện thí nghiệm, viên kẹo trong túiSpencer bất ngờ tan chảy và từ đó một phát minh mang tính cách mạng ra đời. Cho đến nay, lò vi sóng vẫn làmột “trợ thủ nấu nướng” đắc lực của các bà nội trợ hiện đại.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

@wikimdia commons

Ngày nay, lò vi sóng đã trở thành một vật dụng phổ biến và không thể thiếu trong các bếp ăn gia đình. Nhưng, bạn có biết lò vi sóng được phát minh theo một cách vô cùng bất ngờ và hoàn toàn tình cờ? Percy Spencer, kỹ sư làm việc cho Tập đoàn Raytheon chính là người đầu tiên phát hiện ra cơ chế hoạt động của cỗ máy nấu nướng này. Ông là chuyên gia nghiên cứu công nghệ rađa và ống chân không, một dự án đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thiết bị radar chiến đấu cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong Thế chiến II. Một lần, trong khi thực hiện thí nghiệm với một ống agnetron - ống chân không có công suất cao - Spencer đã phát hiện ra sự lạ, thanh kẹo trong túi bỗng dưng tan chảy.

Trước sự biến hóa bất thường, vị kỹ sư này nhanh chóng đặthạt ngô và trứng gà lại gần cái ống đó quan sát và nhận thấy hạt ngô “nổ” lép bép còn trứng thì vừa chính tới.Sau đó không lâu, thế giới ghi nhận sự ra đời củachiếc lò vi sóng đầu tiên.

 

2) Tia X

Năm 1895, một nhà vật lí người Đức tên là Wilhelm Rontgen đãphát hiện ra "tia X" trong lúc thực hiện thí nghiệm với các ống catot. Trong một dịp tình cờ quên tắt đèn và quay trở lại phòng, ông đã phát hiện ra ánh sáng khác thườngmặc dù ống thí nghiệm đã được bọc kỹ bằng bìa các-tông và ở giữa là vật ngăn cách cứng rất dày.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

X-quang, một công cụ hỗ trợ điều trị và chuẩn đoán bệnh không thể thiếu trong giới y khoa,được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người Đức Wilhelm Rontgen khi đang nghiên cứudòng diện chạy qua ống tia ca-tốt bằng thủy tinh. Trong một lần tình cờ quay trở lại phòng thí nghiệm, Rontgen phát hiện trong phòng tối, một mảnh barium platinocyanide vẫn phát sáng mặc dù ống ca-tốt đã được bọc bằng bìa cứng. Phát hiện này giúp ông nhận thấy có một loại tia phóng xạ nào đóđã đi qua các tấm bìa cứng, kết hợp với một số hợp chất,phát sáng và dựng lại hình ảnh vật chất mà nó xuyên qua. Rontgen đặt tên những tia này là "X", do vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ bản chất phát hiện này.

Để kiểm chứng những tác dụng mà tia X có thể làm được trong y khoa, Wilhelm đã nhờ vợ làm mẫu chụp lại bàn tay bằng cách sử dụng tia X trên mộttấm phim đặc biệt được bao phủ chất barium platinocyanide. Phát hiện này củaRontgen sau khi được công bố đã lập tức gây được nhiều sự chú ý của giới khoa học. Mặc dù không phải người đầu tiên bắtgặp tia này trong quá trình thí nghiệm nhưng Rontgen là người đầu tiên nghiên cứu chúng một cách có hệ thống và có thành tựu cụ thể. Năm 1901,Wilhelm Rontgen đã được vinh danh với giải Nobel Vật lý cho phát hiện mang tính cách mạng này.

 

3) Penicillin

Năm 1928, khi đang thực hiện thí nghiệm nhằm tìm ra một phương thuốc có thể chữa được mọi thứ bệnh trên đời thì tiến sĩ Alexander Fleming đã phát hiện ra penicillin – một loại kháng sinh có thể ngăn chặn được rất nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Chất kháng sinh đầu tiên trên thế giới, penicillin là phát minh để đời của nhà khoa họcG. Fleming. Là một nhà khoa học xuất chúng nhưng do bị mắc bệnh lười dọn dẹp nên phòng thí nghiệm của ông lúc nào cũng trong tình trạng hết sứcbừa bộn. Tuy nhiên, chính thói xấu này lại vô tình giúpG. Fleming khám phá ra nhân tố kháng sinh bên trongpenicillin khi đang nghiên cứu các đặc tính của tụ cầu trong phòng thí nghiệm thuộc khuôn viên bệnh viện St. Mary ở London (Anh).

Ngày 3/9/1928, sau kỳ nghỉ mát cùng gia đình quay về, Fleming trở lại phòng thí nghiệm và nhận thấy một đĩa cấy vi khuẩn mà ông đã quên không đậy nắp bỗng xuất hiện một loại nấm màu xanh có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn xung quanh nó. Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng trong môi trường đặc biệt, Fleming phát hiện bên trong loại nấm này có chứa một loại kháng sinh có thể đưa vào hỗ trợđiều trị rất nhiều loại bệnh chết người mà vào thời đó chưa có thuốc đặc trị. Kháng sinh Penicillium từ đó trở thành “kẻ thù số 1” của các loại bệnh nguy hiểm.

 

4) Viagra

Viagra đã được phát hiện một cách tình cờ bởi Pfizer - một công ty dược phẩm đa quốc gia nổi tiếngcủa Mỹ. Điều đáng nói là khiđiều chế một loại thuốcđiều trị chứngđau thắt ngực và giảm huyết áp, các nhà khoa học đã nhận thấy tình trạng cương dương xuất hiện ngày càng nhiều trên những người tham gia nghiên cứu.Dù được mệnh danh là “thần dược của phái mạnh” nhưng sử dụng viagra quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như khó thở, chóng mặt, ù tai hay làm dương vật căng cứng kéo dài và đau đớn suốt nhiều giờ liền.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Viagra là một trong những phát hiện mang tính cách mạng của ngành dược phẩm thế giới. “Viên thuốc màu xanh” nổi tiếng này ra đời theo cái cách có một không hai khi hãng dược phẩm Pfizer phát triển một loại thuốc mới giúpđiều trị những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và chứng cao huyết áp. Các thử nghiệm lâm sàng của loại thuốc này tuy không thành công nhưng một bước ngoặt khác lại đến bất ngờ với các nhà nghiên cứu.

Theo báo cáo của những người tham gia cuộc thử nghiệm, sau khi dùng thuốc, họ cảm thấy “cậu nhỏ” thường xuyên ở trong tình trạng cương cứng. Sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng, Pfizer đặt tên cho loại thuốc này làViagra và bắt đầu giới thiệu nó ra thị trường như là một loại thuốc được sử dụng điều trị cho chứng rối loạn cương dương. Kể từ đó cho đến nay,Viagra đã trở thành phương pháp điều trị chứng rối loạn cương dương được công nhận ở Mỹ đồng thời cũng là một trong nhữngloại thuốc bán chạy và được kê toa nhiều nhất trên thế giới.

 

5) Chất độc Tabun

Năm 1936, Gerhard Schrader và nhóm của ông đã khám phá ra một loại “chất độc thần kinh" mới ở Đức trong khi được giao nhiệm vụ phát triển và nghiên cứu thuốc trừ sâu. Sau 2 năm nghiên cứu chuyên sâu, một hợp chất hữu cơ có độc tính cực mạnh ra đời và được đặt tên là "Tabun". Tabun độc đến nỗi trong một lần bất cẩn làmrơi một giọt xuống ghế phòng thí nghiệm, Schrader và các đồng nghiệp của ôngngay lập tức cảm thấy chóng mặt, co đồng tử và khó thở.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Nhiều người cho rằng, bản chất chết người của loại chất độc thần kinh này sẽ khiến nhiều người phải bỏ mạng trong quá trình nghiên cứu. Nhưng trên thực tế, chính nhà hóa học người Đức tên là Gerhard Schrader và nhóm của ông mới là nạn nhânkhi phải đối diện với nhiều nguy hiểm đến tính mạng như khó thở, mất khả năng nghe nhìn tạm thời khi nỗ lực làm việc với hy vọng chấm dứt nạn đói trên thế giới. Làm việc cho IG Farben, trong một phòng thí nghiệm ở Leverkusen với nhiệm vụ tạo raloại thuốc trừ sâu mới,Schrader đã tình cờ phát hiện ra một hợp chất không màu vô cùng độc được cho là có tác dụngcực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng.

Tuy nhiên, sau một thời gian phát hiện, nhóm nghiên cứu củaSchrader đã nhận thấy độc tính quá lớn của Tabun bởi chỉ cần một giọt nhỏ của chất này rò rỉ ra ngoài cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến con người. Lần đó, Schrader và các đồngnghiệp của ông đã cảm thấy chóng mặt, khó thở, thậm chí đồng tử của họ còn bị co lại. Trong Thế chiến II, Đức quốc xã đã triệu tập Schrader về tập trung nghiên cứu với mục đích phát triển và sản xuất Tabun như một loại vũ khí hóa học.

 

6) Phốt pho

Một nhà giả kim thuật người Đức, Hennig Brand đã tình cờ ra phát hiện ra "phốt pho" vào năm 1669 trong khi đang thực hiện thí nghiệm cô cạn nước tiểu để biến những thứ kim loại không quý thành vàng. Mặc dù Brand không thể hoàn thành mục tiêu ban đầu của mình là chuyển nước tiểu thành vàng song cuối cùng ông cũng đã khiến giới khoa học phải bất ngờ vì đã khám phá ra một chất cặn màu lục có thể phát sáng rực rỡ trong bóng tối, thứ mà chúng ta vẫn thường gọi là phốt pho - nguyên tố thứ 15 trong bảng tuần hoàn hóa học.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Các nhà giả kim thuật đời trước đã thử nghiệm rất nhiều cách điều chế khác nhau với hy vọng có thể biến những thứ không phải vàng thành vàng. Năm 1669, một nhà giả kim của Đức tên là Hennig Brand đã tìm ra phốt pho trong một cuộc tìm kiếm như vậy. Trong thí nghiệm của mình, ông đã dùng khoảng 1.100 lít nước tiểu, dự trữ chúng trong nhiều ngày cho đến khi phát ra mùi khó chịu. Sau đó, ông cho đun sôi chỗ nước tiểu ở nhiệt độ cao, biến nó thành một hỗn hợp với hy vọng sẽ tạo ra chất có thể biến các kim loại thường thành vàng.Tuy nhiên, thay vì tìm ra được phương thức tinh chế vàng,nhà giả kim thuật Brandlại tìm thấy một chất cặn phát sáng kỳ lạ nằm ở dưới đáy bình cầu trong quá trình cô cặn nước tiểu.

 

7) Chất gây ảo giác LSD

Vào năm 1938, trong khi đang tiến hành dự án nghiên cứu để sản xuất ra một loại thuốc mới từ thực vật và nấm, nhà khoa học người Thụy Sĩ,Albert Hofmann đã tình cờ phát hiện raLysergic acid diethylamide (LSD) – một loại thuốc không màu, không mùi, gây ảo giác và có dược tính cực mạnh.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Thuốc gây ảo giác LSD, loại ma túy khiến bao thanh niên đắm chìm là một phát minh tình cờbởi thiên tài hóa học Albert Hofmann.Ngày 16/11/1938, khi đang làm việc tại phòng thí nghiệm Sandoz cho một dự án nghiên cứu một loại thuốc mới từ việc bóc tách nấm ra khỏi thân cây lúa mì thì đột nhiên ôngHofmanncảm thấy đầu óc chao đảo, mơ màng, tâm trí rơi vào trạng thái bay bổng.

Tiếp tục nghiên cứu và sau gần 5 năm, cuối cùng chất tạo ảo giác LSD cũng được tổng hợp thành công vào ngày 16/4/1943. Trong lúc nghiên cứu, Hofmann đã dùng chính bản thân mình để thử nghiệm chất LSD bằng cách cố ý nuốt một ít LSD và lập tức rơivào trạng thái điên rồ, mất kiểm soát và hơi phiêu trong khoảng hai giờ đồng hồ. Sau khi tỉnh táo, Hofmann nhận thấy những tác động xấu của LSD đối vớihệ thống thần kinh nhưng ông vẫn hy vọng phát minh của mình sẽ đóng góp được phần nào đó cho sự phát triển của y học, đặc biệt là trọng lĩnh vực điều trị các chứng tâm thần. Tuy nhiên, có vẻ như mong muốn của ông không trở thành hiện thực khi mà ngày nay, LSD đang bị lạm dụng như một loại ma túy,gây ảnh hưởng tiêu cực và bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia.

 

8) Pháo hoa

Pháo hoa được tình cơ phát hiện vào khoảng từ năm 600 đến năm 900 tại Trung Quốc. Một số nhà giả kim thuật Trung Quốc trộn lẫn một số thành phần cơ bản, những thứ luôn có sẵn trong của nhà bếp và nhồi hỗn hợp đó vào một ống tre. Khi ném vào lửa, những ống tre này nổ tung và phát ra nhữngbông hoa ánh sáng nhiều màu sắc.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

@maxpixel

Ngày nay, pháo hoa đã trở thành một phần không thể tách rời của lễ hội hay những sự kiện trọng đại. Người Trung Quốc đã biết đến một pháo hoa một cách hoàn toàn tự nhiên khi chứng kiến cảnh những ống tre nứa khô và rỗng bên trong bị nắng hun cháy. Sau đó, vào giữa những năm từ 600 đến 900, một đầu bếp người Trung Quốc đã tình cờ ném một ống tre bên trong có trộn lẫn những thứ không bao giờ thiếu trong bếp như muối (kali nitrat), than củi, lưu huỳnh và một số chất khác vào lửa. Người này nhận thấy ống tre phát nổ và bắn ra nhiều tia lửa nhiều màu sắc. Kểtừ đó, pháo hoa ra đời.

 

9) Đường hóa học Saccharin

Saccharin – chất tạo ngọt nhân tạo được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành chế biến thực phẩm được phát hiện ngẫu nhiên bởi nhà hóa học người NgaConstantin Fahlbergkhi đang dùng bữa tối.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Năm 1879, nhà hóa học người Nga tên là Constantin Fahlberg, khi đang làm việc trong phòng thí nghiệm tại Đại học Johns Hopkins đã lần đầu tiên khám phá ra đường hóa học saccharin (chất tạo ngọt nhân tạo) một cách ngẫu nhiên.Ông vốn là nhà nghiên cứu được một công ty đường ở Baltimore (Mỹ) điều sang làm nhiệm vụ kiểm nghiệm độ tinh khiết của đường và tạo một loại nguyên liệu thay đường mới chiết xuất từ than đá.

Vào một buổi tối, sau một ngày dài làm việc trong phòng thí nghiệm,Fahlberg vội ngồi vào bàn ăn, nhặt lên một ổ bánh mì mà quên khuấy phải rửa tay trước khi ăn. Khi ăn, ông nếm được một vị ngọt rất mạnh trên bánh và ngón tay cái của mình. Lập tức quay lại phòng thí nghiệm, Fahlberg bắt đầu nếm qua tất cả những thiết bị và dụng cụ mình đã sử dụng trong ngày và phát hiện ra thứ tạo ngọt đó chính là hợp chất benzoic sulfimide từ một chiếc bình đun quá sôi, thứ mà sau này được ông gọi là "saccharin". Tiếp tục nghiên cứu về chất mới, nhiềuphương pháp tổng hợpsaccharin mới ưu việt hơn đã được nhà khoa học người Nga này cho ra đời sau đó không lâu.

 

10) Ngũ cốc ăn liền

Hai anh em John Harvey Kellogg và Will Keith Kellogg, những người ăn chay trường trong lúc cố gắng làm mềm những nguyên liệu có sẵn như yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch ... đã tình cờ phát hiện ra công thức chế biến sản phẩm ngũ cốc ăn liền mà chúng ta vẫn biết và sử dụng ngày nay.

 

Phát minh, nghiên cứu khoa học, tình cờ

Một trong những món ăn sáng được công nhận làtốt nhất cho sức khỏe – ngũ cốc ăn liền vị ngôđã được phát hiện theo cái cách ít ai ngờ nổi vào thế kỷ 19 bởi hai anh em nhà Kelloggtrong lúc tìm cách làm mềm hạt ngũ cốc để chế biến món ăn mới. Một lần, khi làm phụ tá cho anh trai tại bếp ăn của viện điều dưỡng Battle Creek, Will Kellogg đã vô tìnhbỏ quên nồi ngũ cốc đang luộc trong lò đến tận vài ngày. Khi quay trở lại, họ phát hiện ra rằng hỗn hợp này tuy đã bị ôi thiu nhưng một số mảnh ngô trong số đó lại khô lại, cứng và dày hơn.Nhận ra điều bất thường và một phần cũng vì kinh tế thời đó rất khó khăn nên họ quyết định không đổ đi mà cố gắng chế biến nó bằng cách bỏ vào lò nướng. Một món ăn giòn tan được tạo ra và các bệnh nhân đã hưởng ứng nhiệt liệt.

Tiếp tục phát triển công thức này với nhiều loại ngũ cốc khác, hai anh em nhàKellogg nhận thấy ngũ cốc ăn liền vị ngô là ngon và đặc biệt nhất. Kể từ đó Kellogg, công ty chuyên sản xuất bỏng ngô và các sản phẩm ngũ cốc ăn liềnra đời và phát triển cho đến ngày nay.

 

Tiếp theo là những phát minh quan trọng nhất ở mọi thời đại.

Nhưng phát minh này hiện nay vẫn được sử dụng rầm rộ và trở nên rất quan trọng. Chúc mừng mày! Hãy chia sẻ bài viết này nha.

Bài viết liên quan: