Những phát minh ra đời sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ

Ngày 28/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Trong lịch sử phát triển nhân loại, có một số ý tưởng tiến bộ từ lâu đã được các nhà khoa học phát hiện trong quá trình nghiên cứu nhưng chưa bao giờ cụ thể hóa chúng thành công. Tuy nhiên, trong số đó cũng có những phát minh ra đời từ trước cả thập kỷ, sớm hơn nhiều so với thời điểm mà chúng ta vẫn nghĩ chúng xuất hiện. Trong số này, có một vài phát minh được xem là nền tảng, cơ sở lý luận để các công nghệ hiện đại ngày nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng, ra đời và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.

Dưới đây là những phát minh quan trọng được ứng dụng phổ biến ngày nay tưởng ra đời vào thời hiện đại nhưng lại không. Chúng được tạo ra vào thời điểm sớm hơn nhiều so với mốc thời gian mà bạn nghĩ.

 

1) Xe thiết giáp

Vào thế kỷ 15 ở Ý, danh họa Leonardo da Vinci đã đưa ra bản phác họa vẽ một chiếc xe bọc thép có khả năng chiến đấu trên mọi địa hình. Đây được coi là tiền thân của xe bọc thép và xe tăng hiện đại ngày nay. Mô hình chiếc bốn bánh hòm bọc thép hình nón mà danh họa gọi là “con rùa gỗ” này lấy cảm hứng từ mai rùa. Xung quanh phạm vi thân xe còn được trang bị một loạt các khẩu đại bác.

 

Phát minh, lịch sử

Cách đây khoảng 500 năm, xuất hiện một bản vẽ được xem là tiền thân của xe bọc thép và xe tăng hiện đại ngày nay. Đây được xem là một trong những phát minh vượt thời gian của nhà thiên tài Leonardo da Vinci. Theo một số tài liệu ghi chép lại, vào thế kỷ 15, sau khi nhận được nguồn tài trợ về tài chính từ một công tước giàu có, danh họa này đã phát minh ra một cỗ máy chiến đấu với thiết kế đặc biệt để có thể di chuyển ra mọi hướng, toàn thân gia cố bằng những tấm kim loại đặt nghiêng theo dạng mai rùa nhằm làm lệch hỏa lực của địch. Bên trên đỉnh, chỗ bệ máy hình tròn có một vài khẩu đại bác hạng nhẹ được gắn cố định với phần tháp quan sát vừa có tác dụng quan sát khai hỏa vừa để định hướng chiếc xe.

Dựa theo bản vẽ này của danh họa nổi tiếng, vào năm 2010, một nhóm kỹ sư đã cho ra đời chiếc xe bọc thép đầu tiên. Ban đầu, thiết kế này tỏ ra không khả thi trong thực chiến bởi nó quá lớn để di chuyển trên địa hình gồ ghề. Điều này khiến nhiều người tin rằng, thực tế cỗ máy này được Vinci thiết kế với mục đích hù dọa kẻ thù nhiều hơnlà một loại vũ khí có thể phát huy hiệu quả thực sự trên chiến trường.

 

2) Máy tính

Cỗ máy của người Antikythera là một thiết bị bí ẩn có từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Đây là một cỗ máy phức tạp được tạo thành từ ít nhất 30 chi tiết là những bánh răng được lắp ghép chính xác với nhau. Được mệnh danh là máy tính đầu tiên của nhân loại, cỗ máy này được người xưa tạo ra để tính toán sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh ngôi sao.

 

Phát minh, lịch sử

Mặc dù ra đời cách đây không dưới cả nghìn năm nhưng điều ngạc nhiên là cỗ máy Antikythera lại có thể tính toán chính xác tới 80% vị trí các hành tinh khi nhập vào thông số ngày tháng cụ thể. Các nhà khoa học tin rằng, khi hoạt động, những bánh răng nhỏ xíu bên trong cỗ máy đã giúp tính toán chính xác gần như vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, và các hành tinh. Ngoài ra, cỗ máy còn có thể dự đoán được thời điểm nào xảy ra hiện tượng nhật và nguyệt thực và đưa ra chu kỳ lịch, biến động thời tiết cụ thể quanh năm để phục vụ các hoạt động nông nghiệp.

Theo giới khoa học, nhiều khả năng, cỗ máy này đã được phát hiện sớm nhất vào thế kỷ 14 ở Châu Âu nhưng mãi đến năm 1900, công nghệ tính toán tỉ mỉ của người Antikythera mới chính thức được công bố với những chi tiết tìm thấy bên trong một vụ đắm tàu ở Hy Lạp. Hiện tại, những mảnh vỡ của cỗ máy được mệnh danh là chiếc máy tính đầu tiên của nhân loại đang được trưng bày trong viện bảo tàng. Nhìn từ bên ngoài, nó trông không khác gì những mảnh đồng và gỗ đã bị nước biển ăn mòn nghiêm trọng.

 

3) Máy bán hàng tự động

Hero của xứ Alexandria, người sống ở giai đoạn từ thế kỷ 10 đến 70 sau Công nguyên được xem là cha đẻ của máy bán hàng tự động đầu tiên trên thế giới. Hero là một nhà phát minh thiên tài bởi ngoài máy bán hàng tự động, ông còn là tác giả của nhiều sáng chế quan trọng, trong đó nổi tiếng có động cơ hơi nước và xi-lanh ống tiêm. Ban đầu, máy bán hàng tự động là một cỗ máy bán nước thánh, người mua sẽ nhận được lượng nước thánh tương đương với số tiền mà họ bỏ vào máy.

 

Phát minh, lịch sử

Chiếc máy này được xem là giải pháp giúp các nhà thờ ngăn chặn tình trạng nước thánh bị hao hụt do nhiều người đến lấy về lượng nước nhiều hơn số tiền mà họ bỏ ra. Cơ chế hoạt động của máy khá đơn giản khi người dùng chỉ cần bỏ xu vào khe, nó sẽ rơi vào một chiếc đĩa có đầu nối dạng đòn bẩy với van mở nước. Trọng lượng của đồng xu đẩy đòn bẩy xuống làm mở van bơm nước. Khi đòn bẩy đã nghiêng đủ, đồng xu sẽ trượt ra ngoài rớt xuống thùng đựng bên dưới, đòn bẩy trở về thế cân bằng và van sẽ đóng lại.

Mặc dù đã ra đời cách đây khoảng 2000 năm nhưng phát minh này lại không được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm. Mãi đến những năm 1880, chiếc máy bán hàng tự động đầu tiên mới được chính thức ra mắt và mặt hàng được bán ra đầu tiên là bưu thiếp.

 

4) Cửa tự động

Một trong nhiều sáng chế của nhà phát minh vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại là ý tưởng phát minh ra cửa tự động. Sáng chế này được thiết kế để phục vụ việc để đóng mở cửa đền thờ. Nó hoạt động theo cơ chế khá là đơn giản. Các linh mục chỉ cần thắp sáng một ngọn lửa trên bàn thờ, sau đó các cơ quan ngầm bên dưới sẽ hoạt động khiến cánh cửa sẽ tự động mở ra.

 

Phát minh, lịch sử

Theo mô tả của Hero, cửa đền thờ sẽ tự động mở ra khi người ta tiến hành nghi lễ thờ cúng thần linh. Các quan tư tế lúc này sẽ thắp lửa trong một cái chậu, không khí nóng trong chậu tạo áp suất sẽ bơm ra một dòng nước nhỏ xuống bình chứa được nối với hệ thống dây và ròng rọc. Áp lực tạo ra từ bình chứa này sẽ kéo cánh cửa mở ra.Một khi các cánh cửa được mở, hệ thống cũng sẽ thổi một luồng hơi nén thông qua bộ phận có hình dạng giống như chiếc kèn tạo cho khung cảnh ở đền thờ thêm phần huyền ảo.

Khi lửa trong chậu được dập tắt và bàn thờ nguội đi, cơ chế sẽ đảo ngược. Nước sẽ tự động thoát ra khỏi bình và hệ thống ròng rọc sẽ kéo cánh cửa đóng trở lại như lúc đầu.

Có khá nhiều luồng ý kiến tranh luận về ý tưởng này của Hero trong một thời gian dài. Trên thực tế, nhà phát minh thiên tài thời Hy Lạp cổ này đã từng phát hành sách cho những phát minh của mình song phần lớn đã bị thất lạc theo thời gian. Cửa tự động là một trong số đó. Mãi đến năm 1931, mô hình đầu tiên của cửa mở tự động mới được cấp bằng sáng chế và đưa vào sử dụng.

 

5) Robot lập trình

Hero của xứ Alexandria cũng chính là người đã tạo ra robot lập trình đầu tiên trên thế giới. Thiết bị này là một chiếc xeba bánh hoạt động nhờ vào trọng lượng và những trục xe độc lập cuộn quanh là những sợi dây thừng. Nhờ sử dụng hệ thống chốt quanh trục mà Hero có thể tạo ra những quãng đường đi khác nhau cho xe.

 

Phát minh, lịch sử

Khi trọng lượng của một vật nặng được thả rơi xuống, sợi dây gắn quanh các trục độc lập bên dưới sẽ khiến bánh xe chuyển động theo hướng nó quay. Mỗi trục đều có chốt riêng giúp người dùng có thể điều khiển chiếc xe chuyển động tùy ý như đi về phía trước hay de ngược ra sau. Chiếc xe tự động này sử dụng trong nhà hát để mang các thiết bị khác ra sân khấu biểu diễn. Thời đó, Hero từng tạo ra một vở kịch mà dàn diễn viên toàn là các robot do chính ông chế tạo và lập trình như robot vũ công, robot bồi bàn… để phục vụ khán giả.

 

6) Vũ khí tia nóng

Các nhà sử học Hy Lạp cổ đã ghi lại rằng Archimedes đã tạo ra một thiết bị gọi là “tia nóng” hội tụ ánh sáng mặt trời vào một chỗ để đốt cháy các tàu của đối phương trong suốt cuộc vây hãm Syracuse nổ ra vào năm 214-212 trước Công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, Archimedes đã sử dụng các tấm gương đồng hoặc đồng đỏ được màu nhẵn, bố trí chúng trên tường thành dùng để tập trung ánh sáng mặt trời vào một điểm duy nhất.

 

Phát minh, lịch sử

Để kiểm chứng sức chiến đấu của loại vũ khí này, một số thí nghiệm đã được thực hiện tương tự vào năm 2005 bởi nhóm sinh viên trường M.I.T. Kết quả cho thấy, những tấm gương đã thực sự tạo ra điều bất ngờ với các mục tiêu cách xa cả chục mét. Chương trình khoa học nổi tiếng “MythBusters” cũng tiến hành hai thí nghiệm và đưa ra kết luận rằng, những tấm gương chỉ có thể làm mất tầm nhìn hoặc đơn giản là làm xao lãng tinh thần và sự tập trung của đối thủ thay vì đốt cháy tàu thuyền của chúng.

Dựa trên ý tưởng này, một loại vũ khí tia nhiệt đã được phát triển trong Thế chiến II bởi các nhà khoa học Đức nhằm giúp quân phát xít giành lợi thế trên chiến trường.Theo kế hoạch, quân đội dự định sẽ tạo ra một “khẩu súng mặt trời” trang bị một tấm gương siêu lớn có đường kính lên tới 1,5 km và đưa lên quỹ đạo Trái Đất. Họ tính toán rằng, chiếc gương đặc biệt trên sẽ hội tụ ánh sáng Mặt Trời với lượng nhiệt đủ để đốt cháy một thành phố hoặc đun sôi cả một đại dương.

Sau một thời gian bị lãng quên, vũ khí tia nhiệt tiếp tục được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Vào đầu những năm 2000, quân đội Hoa Kỳ đã tạo ra Hệ thống hoạt động từ chối (Active Denial System - ADS). Nó là một vũ khí an toàn được thiết kế mục đích kiểm soát đám đông và an ninh. Nó hoạt động bằng cách phát ra sóng siêu âm tần số tương tự như lò vi sóng kích thích các phân tử nước và chất béo trong da, người bị luồng sóng này ảnh hưởng sẽ cảm thấy bỏng rát giống như đang bị ai đó thiêu đốt. Theo báo cáo, quân đội Mỹ đã đưa loại vũ khí này đến chiến trường Afghanistan vào năm 2010 nhưng chưa bao giờ thu được kết quả như mong muốn. Các nhà nghiên cứucho rằng, có thể điều kiện môi trường hoặc đơn giản là quần áo quá dày đã khiến hệ thống này mất tác dụng. Nó bị đem về Mỹ một tháng sau đó.

 

7) Tháp truyền tin Semaphore

Vào năm 1792, Pháp đã có một mạng lưới gồm 556 tháp semaphore cho phép thông tin được truyền đi rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.

 

Phát minh, lịch sử

Từ xưa đến nay, con người đã biết truyền đạt thông tin từ khoảng cách xa bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong các nền văn hóa cổ đại, người xưa thường sử dụng đuốc và tín hiệu khói để báo động những biến cố bất thường xảy ra với cộng đồng. Semaphore hay tạm gọi là truyền tin thị giác là một trong số những phương thức truyền tin được phát minh sớm hơn nhiều mốc thời gian mà nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, việc gửi đi một thông điệp nào đó bằng Semaphore đã được hình thành từ những năm 1600.

Là một công cụ dùng để truyền tin qua phương tiện tín hiệu nhìn thấy nên Semaphore bắt buộc phải được sử dụng cùng với những tòa tháp cao cùng với các phiến quay quanh trục, các cánh quạt, cửa chớp hoặc là các cờ cầm tay loại nhỏ…

Mỗi tháp sẽ chuyển thông báo tới tháp kế bên được kết nối chung một hệ thống. Trong quá khứ, người Pháp đã phát triển một mạng lưới các đường dây semaphore kéo dài đến gần 5000 km. Mạng lưới được phát triển phục vụ mục đích chiến tranh. Nó cung cấp thông tin tình báo cho chính quyền trung ương và cho phép họ truyền đi những mệnh lệnh. So với những phương thức truyền tin vào thời điểm đó, Semaphore được coi là lựa chọn ưu việt, thậm chí còn hiệu quả và phổ biến hơn hẳn cáchệ thống truyền thông sau này như điện tín, điện thoại được phát minh vào những năm 1830. Dù vậy, thông tin được truyền đi bằng semaphores lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi địa hình, thời tiết và mang tính bảo mật không cao. Chính vì điều này cho nên đến năm 1846, chính phủ Pháp mới bắt đầu thay thế các semaphores bằng điện báo điện tử.

 

8) Chiến tranh tâm lý

Khi thành lập đế chế Mông Cổ vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra một số hình thức mới của nghệ thuật tâm lý chiến. Quân Mông cổ sử dụng khá nhiều loại vũ khí nhưng phổ biến nhất vẫn là cung tên với các mũi tên cò (loại được thiết kế rỗng bên trong có thể phát ra tiếng như khi huýt sáo) được coi là một trong những đòn đánh tâm lý khiến kẻ thù khiếp sợ.

 

Phát minh, lịch sử

Thành Cát Tư Hãn được xem là bậc thầy của bộ môn chiến tranh tâm lý. Trong thời điểm đó, khi đem quân đi chinh phạt vùng đất mới, ông thường xuyên sử dụng chiến thuật đe dọa đối phương bằng cách cho quân hét lên, càng lớn càng tốt nhằm mục đích khiến tinh thần của binh sĩ đối phương sụt giảm.

Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn còn sử dụng một số thủ thuật để làm cho quân đội của mình có cảm giác đông đảo hơn khi thường xuyên buộc cành cây vào đuôi ngựa hoặc rải lá phía sau để chúng khuấy một đám bụi lớn mỗi khi vó ngựa đi qua. Thêm vào đó, khi áp sát đối phương vào ban đêm, ông còn ra lệnh cho mỗi người lính đốt lên ba ngọn đuốc vào ban đêm để khiến quân địch cảm thấy “ngợp” vì tưởng quân Mông Cổ đã bao vây khắp nơi.

Ngoài ra, vị thủ lĩnh này còn sử dụng một số chiến thuật tâm lý bất thường được thiết kế để làm kẻ địch lo lắng và khiếp sợ phải buông vũ khí đầu hàng mà chưa cần chiến đấu. Đơn cử, ông cho binh lính sử dụng các mũi tên được chế tạo đặc biệt để tạo ra một tiếng động như đang huýt sáo khi bay trên không. Chiến thuật này sau đó cũng đã được quân phát xít Đức sử dụng trong Thế chiến II với máy bay ném bom và còi báo động nhằm mục đích đe dọa đối phương.

 

9) Tên lửa hành trình

“Kettering Bug - ngư lôi bay” là một chiếc máy bay không người lái được xem là tiền thân của tên lửa hành trình (hay hỏa tiễn hành trình, tên lửa có cánh) ngày nay. Nó được phát triển bởi quân đội Mỹ và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1918.

 

Phát minh, lịch sử

Ủy ban Không quân Hoa Kỳ đã đặt hàng Charles Kettering tạo ra một thiết bị bay có thể bắn trúng mục tiêu từ cách đó 64 km. Cùng tham gia vào dự án lần này còn có sự góp mặt của Orville Wright – một trong hai anh em nhà Wright, những người đã chế tạo thành công máy bay có người lái đầu tiên trên thế giới với vai trò cố vấn. Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, chiếc máy bay không người lái có cánh làm bằng bìa cứng và thân máy được làm bằng gỗ và laminate ra đời. Thiết bị này sử dụng một con quay để định hướng mục tiêu cần oanh tạc.

Để loại ngư lôi bay này đến đúng đích đến, các kỹ sư thiết kế sẽ phải đưa ra con số tính toán chính xác số lần quay của động cơ. Khi một đã đạt đến con sốđã được cài đặt từ trước, động cơ của thiết bị này sẽ ngưng hoạt động, bu lông có nhiệm vụ cố định cánh sẽ bị đẩy ra ngoài khiến cánh nâng mất tác dụng và thiết bị sẽ rơi đúng vào mục tiêu. Mỗi quả “ngư lôi bay” được thiết kế có thể mang theo gần 82 kg chất nổ.

Thiết bị bay không người lái được lập trình sẵn này được mang ra thử nghiệm lần đầu vào năm 1918 với mục đích phục vụ Thế chiến I và tỏ ra khá hiệu quả trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, do thời gian hoàn thiện quá lâu nên nó đã không có cơ hội tham chiến.

 

10) Tàu ngầm

Chiếc tàu ngầm đầu tiên của thế giới được chế tạo tại Anh vào năm 1620. Trong một cuộc thử nghiệm, thiết bị bằng gỗ, có mái chèo tay và một ống không khí đưa xuống cho thủy thủ đoàn này có thể lặn dưới nước trong suốt 3 tiếng trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân London.Tuy nhiên, mãi cho đến gần 100 năm sau, tức năm 1718, ý tưởng này mới được một thợ mộc người Nga cải tiến thành tàu ngầm quân sự đầu tiên với sự tài trợ của Sa hoàng Peter Đại đế.

 

Phát minh, lịch sử

Sau ba năm mày mò, người thợ mộc tên Nikonov nọ đã hoàn thành xong bản thiết kế và mô hình thử nghiệm của “chiếc tàu bí mật”. Nikonov được lệnh làm một chiếc tàu tương tự với kích thước lớn hơn theo yêu cầu của Sa hoàng. Tàu ngầm sau khi hoàn thiện có hình dạng giống như một chiếc thùng và được làm hoàn toàn bằng gỗ được "ống lửa" - một thứ vũ khí giống như súng phun lửa ngày nay dùng để tiếp cận và phá hủy tàu của đối phương bằng hỗn hợp gây cháy. Ngoài ra, tàu của Nikonov còn có thêm chốt an toàn giúp thủy thủ đoàn có thể thở và thoát ra ngoài đục thủng tàu địch ngay ở dưới nước.

Tuy nhiên, bi kịch lại xảy ra vào lần thử nghiệm đầu tiên. Chiếc tàu ngay khi đưa xuống nước đã gặp sự cố, chìm xuống đáy và vỡ tan thành từng mảnh. Vụ tai nạn khiến hai tay chèo và Sa hoàng Peter thiệt mạng, chỉ riêng Nikonov may mắn còn sống. Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại sau đó, ý tưởng chế tạo tàu ngầm quân sự của Nikonov bị bác bỏ, thậm chí ông còn bị tước bỏ chức vụ và phải đến làm việc tại xưởng đóng tàu.

Mốc quan trọng tiếp theo trong quá trình phát triển tàu ngầm quân sự là vào năm 1776, khi David Bushnell, một nhà phát minh đã chế tạo thành công thiết bịcó tên gọi là Turtle. Tàu ngầm này sử dụng cánh quạt quay bằng tay, có hình dạng giống quả trứng và chứa được duy nhất một người bên trong.Một số báo cáo cho biết, trong quá khứ có thể tàu ngầm “con rùa” đã được sử dụng trong một nỗ lực gắn bom phá hủy tàu chiến Anh, nhưng lại bị người Anh phát hiện trước khi kịp hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, các nhà sử học lại không đồng tình với báo cáo trên và cho rằng, thiết bị này không thể nào đem ra chiến trường vì một lẽ đó là: Thời lượng cung cấp không khí giới hạn chỉ trong 30 phút của tàu ngầm “con rùa” là quá ít để thiết bị này có thể hoạt động và di chuyển lâu dài dưới nước chứ đừng nói gì đến chuyện tấn công tàu của kẻ thù.

 

Bên cạnh những phát minh trên, rất nhiều sáng chế khác ra đời từ rất sớm, nhưng đến nay vẫn phổ biến:

Rất nhiều người không rõ về các phát minh này, hãy chia sẻ để họ tỏ tường hơn các bạn nhé!

Bài viết liên quan: