Những phát minh trong Thế chiến 1 ngày nay vẫn được sử dụng

Ngày 31/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Không một ai muốn nhớ tới những tháng này Thế chiến I diễn ra vì bao trùm lên nó là những đau thương, mất mát. Tuy nhiên, đó không hẳn là tất cả, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mang đến những phát minh của thế kỷ 20 rất hữu ích để rồi chúng còn phổ biến sau này. Đây là những câu chuyện đằng sau những phát minh thú vị nhất:

 

1) Đèn cực tím

Ngày đó trẻ em Đức thường bị ốm vì suy dinh dưỡng và còi cọc do thiếu vitamin D. Thức ăn rất khan hiếm trong chiến tranh và thậm chí còn hiếm hơn đối với người nghèo, nhưng vào thời điểm đấy lý do vì còi xương vẫn chưa được biết đến. Xương của trẻ không phát triển đều vì đĩa đệm tăng trưởng của chúng quá mềm.

Vì những đứa trẻ này quá xanh xao, bác sĩ Kurt Huldschinsky đã quyết định đặt bệnh nhân của mình dưới ánh sáng thạch anh thủy ngân phát ra ánh sáng cực tím. Sau một thời gian, ông nhận thấy xương của chúng đã phát triển mạnh hơn. Tháng 5 năm 1919, khoảng sáu tháng sau khi điều trị, ông đã cho đám trẻ ngồi ngoài trời trong vài giờ mỗi ngày.

 

Thế chiến 1, phát minh

Ảnh trên là cận cảnh của một ngọn đèn thủy ngân 175-W. Trục đường chéo nhỏ ở dưới cùng của ống cung là điện trở cung cấp dòng điện cho điện cực khởi động.

Thí nghiệm này đã rất thành công đồng thời nổi tiếng khắp nước Đức và châu Âu. Phương pháp chữa bệnh đó đã xác định được loại bệnh, và các bác sĩ nhận ra sự cần thiết của ánh nắng mặt trời trong việc giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.

 

2) Xúc xích chay

Trong chiến tranh sự lựa chọn thực phẩm rất bị giới hạn, và cơn đói là nỗi ám ảnh hàng ngày đối với nhiều người Đức. Konrad Adenauer, thị trưởng thành phố Cologne trong suốt cuộc chiến đã giới thiệu một loại bánh mì mới làm từ bột gạo, lúa mạch và bột ngô Rumani.

 

Thế chiến 1, phát minh

Xúc xích chay chứa nước, dầu, đậu nành, hành, trứng, lúa mì, và gia vị.

Sau nhiều thử nghiệm, ông phát hiện ra đậu nành có thể bù đắp cho việc thiếu thịt. Và xúc xích Friedenswurst đã ra đời. Đức đã không tặng bằng sáng chế vì về mặt kỹ thuật đó không phải là xúc xích, nhưng vào tháng 6 năm 1918, vua George V của Anh lại cấp bằng sáng chế cho Adenauer.

 

3) Túi trà

Vào đầu thế kỷ 20, trà đều được đóng gói trong các hộp gỗ nặng. Để tiết kiệm chi phí, thương gia trà Thomas Sullivan đã bắt đầu đóng gói trà trong những chiếc túi lụa nhỏ vào năm 1908.

 

Thế chiến 1, phát minh

Người tiêu dùng không hiểu việc đóng gói này. Họ đã nhúng trà có trong gói vào ấm trà của mình. Điều này giúp việc uống trà thuận tiện hơn nhiều trong chiến tranh. Ngày nay túi trà thường được làm từ loại giấy sợi được phát minh bởi William Hermanson.

 

4) Khóa kéo

Khóa kéo đã được nghĩ đến trong những năm 1860, nhưng khái niệm này không được sử dụng ngay cho quần áo. Người Mỹ gốc Thụy Điển Gideon Sundback, nhà thiết kế của Universal Fastener Company, đã phát minh ra cái mà ông gọi là "dây khóa không móc."

 

Thế chiến 1, phát minh

Quân đội Mỹ đã chú ý đến và bắt đầu thêm các phụ kiện này vào đồng phục cũng như giày ủng. Chúng đạt hiệu quả đến mức các nhà thiết kế quần áo dân dụng đã kết hợp chặt chẽ vào thiết kế của mình. Khóa kéo có nhiều loại răng phổ biến: răng kim loại, răng dạng xoắn, và răng nhựa.

 

5) Thép không gỉ

Trong chiến tranh, quân đội Anh đã tìm kiếm một loại vũ khí có thể chịu được sức nóng của việc đốt cháy liên tục. Họ đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhà sản xuất kim hoàn Harry Brearley của Sheffield. Brearley bắt đầu thử nghiệm bằng cách thêm các nguyên tố khác nhau vào thép. Ông đã có chút may mắn, nhưng nhiều thí nghiệm cũng kết thúc trong đống phế liệu.

 

Thế chiến 1, phát minh

Bởi khí hậu ẩm ướt ở Anh, ông không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng kim loại được sản xuất bằng cách thêm crom vào sẽ không rỉ như các kim loại khác. Brearley đã phát minh ra thép không gỉ. Trong chiến tranh, nó được sử dụng trong động cơ máy bay vì nhẹ hơn nhiều so với thép thông thường. Sau chiến tranh, thép không gỉ trở thành một mặt hàng được sử dụng phổ biến cho đồ lót, dụng cụ y tế, dụng cụ đồ trang sức và nấu ăn, và đó là một vài trong số nhiều tác dụng của nó.

Ở hình trên: Thép không gỉ (hàng 3) chống nước muối ăn mòn tốt hơn hợp kim nhôm (hàng 1) hoặc hợp kim đồng-niken (hàng 2)

 

6) Băng vệ sinh

Khi giám đốc nghiên cứu của Kimberly-Clark, Ernst Mahler, và phó chủ tịch công ty James Kimberly được chứng kiến hoạt động sản xuất của các công ty giấy ở Áo và Đức năm 1914, họ đã phát hiện ra một loại vật liệu có tính thấm hút và rẻ hơn bông. Hai người đàn ông này đã mang vật liệu đó về Mỹ và gọi nó là Cellucotton. Khi Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh năm 1917, vật liệu này đã được sử dụng thay cho băng gạc nam giới. Khi các y tá trở nên quen thuộc với việc sử dụng Cellucotton, họ nhận ra rằng nó có thể phục vụ một chức năng khác đó là trong kỳ kinh nguyệt.

 

Thế chiến 1, phát minh

Sau chiến tranh, Kimberly-Clark nghĩ rằng không cần thêm Cellucotton mãi cho đến khi họ biết về việc sử dụng của y tá. Sau hai năm nghiên cứu, băng vệ sinh đầu tiên được giới thiệu vào năm 1920 là Kotex. Phải mất một thời gian sau những người phụ nữ mới làm quen được với sản phẩm này, vì họ cảm thấy xấu hổ để mua nó khi có sự xuất hiện của cánh đàn ông xung quanh. Khi được chấp nhận bỏ tiền vào hộp thay vì phải tiếp xúc với các nhân viên nam, sản phẩm này đã trở nên phổ biến hơn. Kimberly-Clark tiếp tục thử nghiệm vật liệu này sau chiến tranh bằng cách ủi khô vật liệu xenlulô này. Trong năm 1924 loại khăn mùi soa bằng giấy có tên gọi Kleenex đã được tạo ra.

 

7) Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày

Vào năm 1784, Benjamin Franklin đã đề xuất Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày cho nước Pháp. Ông tin rằng quá nhiều nến đang bị lãng phí trong những buổi tối mùa hè dài. New Zealand và Vương quốc Anh có ý tưởng tương tự vào khoảng thế kỷ 20, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện.

 

Thế chiến 1, phát minh

Đến năm 1915, Đức phải trải qua tình trạng thiếu hụt than và các nguồn tài nguyên khác. Để tiết kiệm ánh sáng và nhiệt độ vào mùa thu và mùa xuân, chính phủ đã thông qua giờ tiết kiệm ánh sáng ngày vào ngày 30 tháng 4 năm 1916. Vương quốc Anh đã triển khai các thiết lập mới ba tuần sau đó và các quốc gia châu Âu khác cũng sớm làm theo. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918, Quốc hội đã thiết lập các múi giờ mà chúng ta sử dụng ngày nay, và đất nước này đã ở trong khoảng thời gian tiết kiệm ánh sáng ngày suốt thời kỳ chiến tranh.

Trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng vào đầu những năm 1970, giờ tiết kiệm ánh sáng ngày đã được mang trở lại, không chỉ để tiết kiệm năng lượng mà còn để trẻ con không phải đi bộ đến trường trong bóng tối. Các tiểu bang duy nhất không thay đổi theo giờ tiết kiệm ánh sáng ngày là Hawaii và phần lớn Arizona.

 

8) Thiết bị X-quang cầm tay

Khi Thế chiến I bắt đầu, hầu hết các máy móc y tế đều cồng kềnh và nặng nề. Marie Curie nhận ra rằng nhiều người có thể được cứu sống nếu các bác sĩ có thể nhìn thấy những viên đạn và mảnh vụn đâm vào họ.

 

Thế chiến 1, phát minh

Curie đã chi thêm tiền để phát triển các máy X-quang nhỏ hơn và lắp đặt chúng vào các phương tiện quân sự của Pháp. Bà đặt một số máy ở tiền tuyến và tại các trạm thu thanh để cứu các nạn nhân, giúp tìm ra vết thương trong cơ thể của những người lính bị thương.

 

9) Liên lạc từ trên không xuống mặt đất

Guglielmo Marconi đã phát minh ra radio vào năm 1894, nhưng cho đến thế chiến I ông mới nhận ra giá trị của sự liên lạc giữa phi công và phi hành đoàn trên mặt đất.

 

Thế chiến 1, phát minh

Radio hai chiều đã được cài đặt trong máy bay Mỹ vào năm 1916, giúp phi công đạt khả năng truyền hơn 140 dặm. Sau vài tháng, còn thêm vào một chiếc mũ bảo hiểm mới với tai nghe giảm tiếng ồn và micrô. Công nghệ được sử dụng cho các thiết bị này đã trở thành cơ sở của việc kiểm soát không lưu hiện đại.

 

10) Phân bón nông nghiệp

Một quá trình sản xuất amoniac bên ngoài ni tơ trong khí quyển đã được phát triển bởi Fritz Haber và Carl Bosch ở Đức trước khi bắt đầu chiến tranh.

 

Thế chiến 1, phát minh

Với khả năng sản xuất ammonia và nitrat cần thiết để chế tạo thuốc nổ, người Đức đã chế tạo vũ khí ngày càng nhiều và kéo dài cuộc chiến tranh đó qua nhiều năm.

Quy trình này cũng cho phép sản xuất phân bón ammonia nitrat từ khí nitơ; loại phân bón được sử dụng trong trồng trọt công nghiệp và giúp nuôi sống một phần ba dân số Trái Đất.

 

Đừng nghĩ những người cổ đại lạc hậu, họ sáng chế ra những thứ vượt trội cả công nghệ hiện đại khiến chúng ta lác mắt:

Trước khi đọc bài này, bạn có biết những thứ kia được phát minh ra để phục phụ chiến tranh? Có thể bạn đã biết, nhưng vẫn có rất nhiều người chưa từng nghe qua. Thế nên, hãy chia sẻ bài viết này ngay nhé!

Bài viết liên quan: