Những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử

Ngày 01/06/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Công nghệ là một phần tất yếu trong sự tiến hóa của loài người. Từ xưa đến nay, nhân loại đã chứng kiến không biết bao nhiêu phát minh lớn nhỏ, những thứ biến cái không thể thành có thể khiến cuộc sống của hàng tỷ con người trở nên tốt đẹp hơn. Trong đó, có những phát minh đã làm thay đổi thế giới. Thế nhưng, đâu mới là phát minh vĩ đại nhất trong số những phát minh vĩ đại của lịch sử?

Suốt nhiều năm qua, trên thế giới đã có không ít cuộc bàn luận, thậm chí là tranh cãi sôi nổi về vấn đề này. Tuy nhiên, để đưa ra danh sách những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ngay sau đây, Lalung.vn sẽ dựa vào những thành tựu tiêu biểu và được nhiều người công nhận nhất trên thế giới (sắp xếp theo thứ tự thời gian). Hãy cùng chúng tôi dõi theo xem đó là những phát minh nào và đừng quên để lại bình luận dưới bài viết những thứ mà bạn cho rằng nó xứng đáng được bổ sung trong top 50 này nhé.

 

1) Lửa (năm 400.000 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Lửa là do con người phát hiện hay phát minh ra hiện vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên nếu làm rõ vấn đề này, qua nhữngdấu vết bếp lửa và lớp tro đầy được các nhà khảo cổ tìm thấy từ cách đây khoảng 200.000 – 600.000 năm thì rất rõ ràng nhận thấy làngười nguyên thủy đã biết dùng lửa từ rất sớm. Người nguyên thủy từ lâu đã quan sát thấy lửa từ các vụ cháy rừng, núi lửa hay đơn giản là phát hiện tia đỏ chói bắn ra từ những công cụ lao động sản xuất hàng ngày khi chúng va chạm vào nhau. Song, từ lúc trông thấy đến khi phát minh ra lửa và các công cụ lấy lửa thích hợp và tìm cách chế ngự phải mất rất nhiều thời gian, có khi là mãi đến hàng ngàn năm sau. Nhiều nghiên cứu cho thấy loài người đã tìm ra lửa sớm nhất từ cách đây 2 triệu năm trước, trong khi các công cụ tạo ra lửa chỉ được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi khoảng 125.000 năm trước. Lửa đóng vai trò sống còn trong cuộc sống sinh tồn của loài người, nó cho phép nhân loại bước lên một tầm cao mới: Biết nấu ăn và ăn thức ăn chín. Không chỉ có hương vị thơm ngon hơn, thức ăn nấu chín còn giúp não bộ của loài người có được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tiến hóa và sự phát triển sau này. Đây cũng là một lợi thế không thể tranh cãi khiến loài người có trí tuệ và văn minhhơn so với các loài linh trưởng.

 

2) Ngôn ngữ (100.000 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Loài người bắt đầu sử dụng ngữ âm, một thứ ngôn ngữ đúng nghĩa vào khoảng năm 100.000 TCN. Sự xuất hiện của một hệ thống ngôn ngữ bài bản lần đầu tiên giúp nhân loại có thêm một phương tiện để trao đổi, truyền đạt thông tin, lưu giữ kiến thức một cách dễ dàng hơn cho các thế hệ sau cũng như góp phần quan trọng thúc đẩy mở rộng quá trình đổi mới trên phạm vi toàn cầu.

 

3) Chuyên môn hóa vàThương mại (17.000 TCN)

Matt Ridley, “cha đẻ” cuốn The Rational Optimist (Người lạc quan thuần lý) trong chương 2 đã bàn về tầm quan trọng của sự chuyên môn hóa và thương mại đối với sự phát triển của loài người. Oz và Adam là hai nhân tố quan trọng được ông đưa ra để minh chứng cho vấn đề này. Oz bắt cá rất cừ trong khi Adam lại là người có kỹ năng chế tạo lưỡi câu giỏi. Chính vì thếOz và Adam đã quyết định bắt tay với nhau cùng làm việc vừa để tiết kiệm thời gian vừa tăng hiệu quả công việc.

Hành động trao đổi đầu tiên của con người được cho là đã xuất hiện vào khoảng năm 17.000 TCN. Vào thời điểm này, người ta thường xuyên trao đổi qua lại một loại đá được hình thành từ dung nham núi lửa gọi là obsidian (đá vỏ chai) thường được sử dụng để làm mũi tên săn bắn và đổi lấy những loại hàng hóa và vật dụng cần thiết khác. Mãi cho đến khoảng năm 3.000 TCN, tuyến đường thương mại giữa Châu Á và Trung Đông bắt đầu được hình thành, các đoàn đi buôn dần xuất hiện và phương tiện di chuyển chính của họ là những con lạc đà đã được thuần hóa. Các tay buôn đồng thời cũng là những doanh nhân đầu tiên trên thế giới thường dừng lại tại những thành phố, thôn làng lớn để thu mua, dự trữ, kiểm kê hàng hóa. Mục tiêu của những người này là đảm bảo làm sao cho lợi ích thu vào phải lớn hơn tổng vốn ban đầu đã bỏ ra.

 

4) Nông nghiệp (15.000 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Khoảng năm 15.000 trước Công nguyên, con người đã biết làm nông nghiệp. Các dấu tích khảo cổ cho thấy người nguyên thủy bắt đầu thuần hóa động vật từ cách đây 17.000 năm trước, sau đó vào khoảng năm 10.000 TCN, mầm cây đầu tiên cũng đã được gieo trồng xuống đất mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử tiến hóa của loài người. Rõ ràng với ý thức có được từ hai chuyên ngành lớn của nghề làm nông là chăn nuôi và trồng trọt, con người đã dần biết định cư lâu dài, sử dụng đất canh tác tại chỗ để khai thác cây trồng và vật nuôi, tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp thay vì phải liên tục thay đổi địa điểm để săn bắt và thu thập thức ăn như trước. Xa rời tập quán du canh du cư cũng là tiền đề của sự sinh sôi và phát triển của những nền văn minh và đô thị lớn, các cộng đồng người văn minh hơn dần xuất hiện giúp ý thức hệ của con người được nâng lên một tầng cao mới.

 

Khoảng năm 12.000 TCN, ở các nền văn minh Trung Đông, lần đầu tiên con người cũng đã biết cách bảo quản thực phẩm chủ yếu bằng cách phơi khô dưới ánh nắng Mặt Trời nhằm kéo dài thời gian sử dụng và để thuận tiện dự trữ cho những lần sử dụng sau này. Cũng vào thời kỳ này, hoạt động sản xuất của con người đã không đơn giản chỉ là làm nông, săn bắt, thu thập mà họ đã biết phân bố thời gian hoặc cắt cử một bộ phận nhỏ trong cộng đồng tập trung vào những công việc khác, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho chuyên môn hóa và thương mại. Việc thực hiện quá trình trao đổi hàng hóa qua lại giữa các cộng đồng với nhau cũng chính là một điều kiện cần đểnâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa sản phẩm và công cụ lao động giúp nhân loại sẵn sàng hơn cho những bước tiến quan trọng tiếp theo.

 

5) Tàu (4000 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Những chiếc thuyền buồm bằng gỗ đầu tiên được được người Ai Cập cổ đại làm ra từ cách đây khoảng 6.000 năm trước. Dựa trên phát minh này, vào khoảng năm 1200 TCN, người Phoenician (nền văn minh cổ đại bắc Cannan, khu vục dọc eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay) và Hy Lạp đã cải tiến và biến chúng thànhnhững con tàu lớn hơn. Với nhân loại, sự xuất hiện những những con tàu lớn chẻ gió ra khơi chính là một bước tiến cực kỳ quan trọng đã mở đường cho hoạt động thương mại diễn ra giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Lần đầu tiên người ở châu lục này có thể mua bán trao đổi hàng hóa với người ở các châu lục khác.

 

6) Bánh xe (3400 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Bánh xe là một trong những phát minh tối quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Theo nhiều nghiên cứu thì đây là phát minh của người Hy Lạp cổ đại có niên đại khoảng 3.500 trước Công nguyên. Lúc bấy giờ, bánh xe thô sơ chủ yếu được sử dụng để vận chuyển những vật nặng và mãi đến 300 năm sau, chúng mới được lắp vào xe ngựa trước khi tiếp tục tiến hóa thành những dạng hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhanh hơn của con người. Ngày nay, bánh xe được sử dụng rộng rãi trong đời sống, đóng vai trò thiết yếu trong các công ngành sản xuất, giao thông và đặc biệt là ngành công nghiệp xe hơi.

 

7) Đinh (3400 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Đinh được sử dụng sớm nhất từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng năm 3400 trước Công nguyên. Một số ý kiến khác cho rằng, đinh là phát minh của người La Mã cổ vào năm 1 hoặc 2 trước Công nguyên. Mặc dù nguồn gốc xuất xứ của đinh vẫn gây nhiều tranh cãi song không ai trong chúng ta lại có thể phủ nhận rằng đây là một trong những công cụ hữu ích nhất mà loài người đã từng phát minh.

 

8) Tiền (3000 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer (chủng người đầu tiên đến định cư ở phía Nam Lưỡng Hà, tổ tiên của nền văn minh lớn này) đã bắt đầu sử dụng tiền (bao gồm bạc, vàng thỏi) vào tất cả mọi giao dịch quan trọng thay cho phương thức trao đổi truyền thống bằng hàng hóa.

 

9) Sắt (3000 TCN)

Vào khoảng năm 4400 TCN (thời đại đồ đồng), khi con người đã bắt đầu sử dụng đồng đỏ và bạc thì cũng là lúc nghề luyện kim ra đời. Lúc bấy giờ, những người thợ lành nghề đã biết cách nung nấu chúng và kết hợp đồng đỏ và thiếc để tạo ra đồng thau (vật liệu chế tạo công cụ lao động và vũ khí). Vào khoảng năm 3000 TCN, một loại kim loại ưu việt hơn được biết đến và kim loại này cũng đã giúp loài người bước tiếp sang một trang sử mới – thời đại đồ sắt lên ngôi.

 

10) Chữ viết (2900 TCN)

Ngôn ngữ nói được con người sử dụng từ khá sớm, vào khoảng 10 nghìn năm trước song chính việc phát minh ra chữ viết mới là điều kiện đủ để nhân loại bước lên một tầm cao mới trong quá trình tiến hóa của mình. Không còn bị ràng buộc, chịu sự giới hạn hay nỗi lo về tuyệt tích khi một chủng tộc nào đó bị xóa sổbởi chỉ có thể giao tiếp bằng văn nói, các nền văn minh lớn lúc bấy giờ với hệ thống chữ viết hoàn chỉnhđã biết cách tính toán các con số và lưu trữ thông tin đến ngàn đời sau. Rõ ràng so sánh truyền khẩu thì thông tin được lưu lại bằng chữ viết sẽ ít phải chịu sự phá hoại của thời gian và thiên tai. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì Sumer là tộc người đầu tiên có hệ thống chữ viết riêng, vào khoảng năm 2.900 TCN và họ thường xuyên sử dụng để ghi chép các kinh văn, lời cầu nguyện, các câu chuyện tôn giáo, giao dịch thương mại, ghi hóa đơn, luật pháp…

 

11) Hệ thống luật pháp (1780 TCN)

Hammurabi, vị vua thứ 6 của đế chế Babylon vào năm 1780 TCN đã cho ban hành ra một bộ luật thành văn hoàn chỉnh mang tên của chính – bộ luật Hammurabi như là một phương thức được áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Từ khi ban hành bộ luật Hammurabi, xã hội Lưỡng Hà được cân chỉnh và chỉnh đốn một cách toàn diện đóng vai trò to lớn giúp đế chế Babylon phát triển thịnh vượng cả một thời gian dài. Một số bộ luật khác như: Egyptian Book of the Dead (Sách của người chết), The Ten Commandments (10 điều răn), Twelve Tables of Rome (Bộ luật 12 bảng), Book of Leviticus (Cựu ước sách) cũng được biết đến như một trong những hệ thống luật pháp đầu tiên góp phần tạo ra sự ý thức về các tiêu chuẩn, giải quyết tranh chấp xã hội tối ưu hơn đồng thời tạo được “một điểm dừng” giúp kiểm soát các hoạt động thương mại trong môi trường tự do.

 

12) Bảng chữ cái Alphabet (1050 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Bảng chữ cái đầu tiên (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm) được xem là phát minh của người Phoenician vào khoảng năm 1050 năm trước Công nguyên. Bảng chữ cái cổ đại này cũng là tiền đề cho rất nhiều hệ thống chữ cái hiện đại ngày nay.

 

13) Thép (650 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Là một loại hợp chất - hợp kim được tạo thành từ sắt và carbon đồng thời cũng là một trong những vật liệu phổ thông cứng nhất hiện nay, ít ai biết các sản phẩm làm từ thép đã ra đời từ cách đây khoảng 4000 năm trong một di tích được khai quật tại Tây Á. Thép cũng là loại vật liệu được quân đội Spartans sử dụng rộng rãi trong khoảng năm 650 TCN, sau đó nó tiếp tục được người Trung Quốc và người La Mã ưa chuộng (năm 400 TCN).

 

14) La bàn (300-200 TCN)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

La bàn là một phát minh vĩ đại của loài người. Thiết bị điều hướng này là một phát minh nổi tiếng của người Trung Quốc. Chiếc la bàn đá dăm cổ xưa nhất được ghi nhận xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 300 đến 200 TCN.

 

15) Thủy lực (200 TCN)

Phát minh này là một bước tiến quan trọng tiếp theo của nhân loại. Vào năm 200 trước Công nguyên, người dân Crescen (khu vực giáp Ai Cập, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày nay) đã biết tận dụng sức nước để tạo ra các loại máy thủy lực, di chuyển tàu thuyền, đào kênh tưới nước và hệ thống cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. Bước đột phá này cũng là nấc thang đầu tiên giúp con người nhận thức và chế ngự sức mạnh vĩ đại của tự nhiên, động cơ hơi nước rất phổ biến ở thế kỷ 19 và đến tận bây giờ các nhà máy sử dụng động cơ này vẫn còn hoạt động khá phổ biến ở Anh và New England.

 

16) Giấy (năm 105)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Mở đầu những năm sau Công nguyên là một phát minh mới mang tính lịch sử khác của nhân loại. Vào khoảng năm 105, lần đầu tiên con người biết tạo ra giấy bằng cách nghiền nát hỗn hợp vỏ cây và nước để tách lấy sợi, đặt lên những ống tre nhỏ để ráo nước rồi sau đó đem các tấm giấy mỏng đi phơi khô trên bề mặt bằng phẳng. Để cải tiến chất lượng giấy, sau này người ta còn nghĩ ra cách bỏ thêm bột vào trong quá trình sản xuất. Sai Lun, người Trung Quốc được xem là “ông tổ” của nghề làm giấy. Sự xuất hiện của giấy giúp việc đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

 

17) Máy in (1040)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Trong khi nhiều người nghĩ rằng đây là một phát minh của Johann Gutenberg (nhà phát minh người Đức) thì người Trung Quốc tuyên bố họ đã cho ra đời công nghệ in từ những năm đầu thế kỷ 11, tức khoảng năm 1040. Sau khi mang công nghệ này về Châu Âu, Gutenberg đã cải tiến khiến việc in ấn, sao chép văn băn trở nên hiệu quả và phổ biến hơn bằng cách thay khối gỗ khắc chữ trước đây thành khối kim loại đồng thời cũng đổi luôn mực và giấy in từ công nghệ cũ.

 

18) Kính hiển vi (1592)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Vào năm 1592, Hans Lippershey (tác giả của phát minh kính viễn vọng), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên đặt nền móng cho những loại kính hiển vi hiện đại. Trong một dịp tình cờ, ba người thợ làm kính này đã phát hiện ra rằng các vật thể xuất hiện với một kích thướclớn hơn gấp nhiều lần khi nhìn qua một loại kính đặc biệt. Cho tới tận bây giờ, kính hiển vi vẫn là một phát minh cực kỳ quan trọng giúp sự hiểu biết về công nghệ nano và cấu trúc nguyên tử của nhân loại bước lên một tầm cao mới.

 

19) Điện (1600)

Điện là một phát minh đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử trước khi được chính thức được ứng dụng rộng rãi vào đời sống, bắt đầu từ năm 1879 khi Thomas Edison phát minh ra bóng đèn. Quay trở lại thời kỳ Ai Cập cổ đại và Hy Lạp Cổ, lúc bấy giờ Thales of Miletus là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này khi ông bất ngờ nhận thấy rằng lực ma sát từ miếng hổ phách có thể hút được các vụn gỗ. Mãi cho tới năm 1600, nhà khoa học người Anh William Gilbert đã tiếp quản thí nghiệm này, phát hiện thêm một số chất cũng có thể tạo ra lực hút tương tự hổ phách và đặt ra thuật ngữ điện là électricité, có nghĩa là hổ phách (Elektra trong tiếng Hy Lạp). Sau đó, vào năm 1752, Ben Franklin nhận thấy sét đánh và tia lửa từ hổ phách có cùng dạng và năng lượng này chính là điện. Thật khó để đánh giá tầm quan trọng của điện trong đời sống con người,nhất là khi điện và các thiết bị sử dụng điện đã trở thành một công cụ không thể thiếu. Điện khiến chúng ta thay đổi cách sống, cách làm việc và cả những nhận thức, mở ra nhiều chân trời mới hơn cho nhân loại.

 

20) Kính thiên văn (1608)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Kính thiên văn là một dụng cụ quang học giúp chúng ta có thể quan sát rõ những vật cách rất xa tầm mắt. Nhưng ai là người phát minh ra kính thiên văn? Đến nay, câu trả lời này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải. Nhiều nhà khoa học tin rằng, kính thiên văn có một lịch sử khá lâu đời khi nó được phát hiện đầu tiênở nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại dựa trên lý thuyết quang học và tầm nhìn của người Hy Lạp cổ. Việc phát minh ra ống kính quang học cũng là một trong những cơ sở quan trọng giúp phát triển các ngành công nghệ truyền thông có liên quan đến nhiếp ảnh, phim ảnh và truyền hình.

 

21) Động cơ hơi nước (1712)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Động cơ cơ nước là một phát minh được Thomas Newcomen chế tạo ra vào năm 1712 dựa trên ý tưởng về máy bơm của hai nhà khoa học Châu Âu là Denis Papin và Thomas Savery. Đến khoảng giữa năm 1763 đến 1775, James Watt đã cải tiến động cơ hơi nước của Newcomen biến nó thành động cơ có công suất cao, hiệu quả và rút ngắn thời gian vận chuyển hơn tất cả mọi loại động cơ từng được biết trước đó. Phát minh này nhanh chóng được thương mại hóa, đưa vào áp dụng trong tàu hỏa, tàu thủy, nhà máy… tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp toàn diện trên toàn thế giới từ năm 1858.

 

22) Vắc-xin (1796)

Thế giới lúc bấy giờ, vắc-xin là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ nên nó ít nhiều tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều, thậm chí gây tranh cãi về vấn đề tiêm chủng cần được đưa vào áp dụng đại trà để loại trừ bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho con người. Vắc xin đầu tiên được biết đến là một phát minh của Edward Jenner (1796) phát triển để chống lại căn bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, mãi đến năm 1885, nhà hóa học và nhà sinh vật học người Pháp Louis Pasteur mới cho ra đời một loại văcxin phòng bệnh dại mới, mở ra một trang mới cho nền y học vi sinh vật hiện đại. Pasteur cũng là người đã phát minh ra quy trình an toàn thực phẩm bằng phương pháp tuyệt trùng được đặt theo tên của ông.

 

23) Bóng đèn điện (1800)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Năm 1802, với thí nghiệm cho dòng diện chạy qua sợi Platin (Pt) phát sáng, nhà khoa học người Anh Humphry Davy được coi là người đã đặt nền móng cho những phát minh về bóng đèn sợi đốt sau này. Sau đó vào năm 1879, phát hiện này đã được Thomas Edison cải tiến bằng cách thay sợi Platin bằng loại sợi carbon đặt trong bóng đèn không môi trường chân không khiến nó có thể phát sáng trong 40 giờ. Sau đó, Edison tiếp tục cải tiến bóng đèn giúp thời gian phát sáng kéo dài tới hơn 1.500 giờ. Đèn điện là một tiến bộ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Việc có thêm một thứ ánh sáng ngoài Mặt Trời giúp các hoạt động sản xuất có thể tiếp tụcvào ban đêm mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội loài người.

 

24) Tên lửa (1804)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Mặc dù việc phát minh ra tên lửa sớm nhất được ghi nhận vào thời Trung Quốc cổ đại (với những mũi tên lửa) song tên lửa tiến bộ - là một đóng góp quan trọng cho nhân loại lại được ghi nhận đầu tiên vào thế kỷ 20. Phát minh này đem lại một sức mạnh kinh khủng về quân sự đồng thời cho phép con người hiện thực hóa giấc mơ tiến vào vũ trụ.

 

25) Điện báo (1809)

Năm 1809, chiếc điện báo đầu tiên được Samuel Soemmering phát minh ra ở Bavaria. Chiếc máy điện tín (tiền thân của điện thoại) đầu tiên được cho là đã ra đời tại Mỹ vào năm 1828 bởi Harrison Dyer. Mặc dù được khởi xướng bởi Samuel Soemmering vào năm 1809 nhưng phải đến năm 1837, Samuel Morse mới phát minh ra mã nhị phân Morse, đánh dấu sự phát triển đầu tiên của hệ thống truyền thông điện – cơ sở cho sự phát triển của truyền thống số hiện đại ngày nay.

 

26) Nam châm điện (1825)

Năm 1825, nam châm điện đầu tiên được phát minh bởi nhà phát minh Anh William Sturgeon. Nam châm đầu tiên của Sturgeon gồm 1 lõi sắt có dạng móng ngựa có quấn bằng dây đồng xung quanh. Khi cho dòng điện từ pin chạy qua đường dây sẽ tạo ra một lực từ đủ mạnh để hút được một vật sắt nặng khoảng 200 gram. Kể từ đó, nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong các loại động cơ, máy phát điện, loa phóng thanh, ổ đĩa cứng, máy MRI và máy gia tốc hạt.

 

27) Dầu mỏ (1859)

Năm 1859, những giếng dầu tự nhiên đầu tiên được phát hiện ở Ohio trong khi các giàn khoan dầu đầu tiên lại mọc lên ở bang Pennsylvania để tạo ra loại dầu mỏ tinh chế sau này. Dầu mỏ là một trong những loại nhiên liệu có hiệu suất và lượng năng lượng cao nhất mà con người từng biết tới. Việc khám phá ra dầu mỏ, tất nhiên, đã mở ra thời kỳ động cơ đốt trong với các loại xe cộ chạy động cơ chạy bằng khí đốt thịnh hành sau đó nửa thế kỷ nhưng đồng thời cũng làm gia tăng đáng kể lượng khí carbon dioxide độc hại thải vào bầu khí quyển.

 

28) Động cơ đốt trong (1859)

Động cơ đốt trong là một phát minh của thế kỷ 19, cụ thể là vào năm 1859 bởi Etienne Lenoir và được Nikolaus Otto cải tiến lại vào năm 1876. Về nguyên lý cơ bản, động cơ này chuyển đổi năng lượng hóa học thành năng lượng cơ học vượt trội hẳn so với động cơ hơi nước. Động đốt trong được sử dụng rộng rãi trong các mẫu xe hơi và máy bay hiện đại.

 

29) Điện thoại (1860)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Nguồn gốc của điện thoại được phát minh lần đầu tiên vào năm 1860 bởi Johann Philipp Reis giới thiệu về một thiết bị điện từ có khả năng truyền tải các âm thanh có thể hiểu được. Tuy nhiên sau đó 16 năm, Alexander Graham Bell mới là người nhận được bằng sáng chế đầu tiên về điện thoại và phát minh thành công ra chiếc điện thoại thương mại đầu tiên trên thế giới, đánh dấu bước ngoặt lớn cho ngành viễn thông nói riêng và lịch sử phát triển loài người nói chung.

 

30) Đèn điện tử chân không (1883)

Năm 1883, trong một thí nghiệm của mình, Thomas Edison phát hiện ra dòng điện có thể đi qua khí ga và chân không mà không cần dây dẫn. Mười năm sau, Lee De Forest đã phát minh ra bóng đèn hai cực(Audio) giúp kiểm soát dòng điện tích trong các khuyếch đại –một bước đột phá đã tạo tiền đề cực kỳ quan trọng cho tương lai của ngành viễn thông vào thế kỷ hai mươi.

 

31) Xe hơi (1885)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Xe hơi là một phát minh đã thay đổi hoàn toàn phương thức di chuyển vàcách chúng ta quy hoạch thành phố. Chiếc xe hơi chạy bằng động cơ xăng đầu tiên được Karl Benz phát minh ra ở Đức vào năm 1885. Mặc dù là người được công nhận có công sáng tạo song để chiếc xe hơi hiện đại có thể ra mắt công chúng, Karl Benz đã cùng rất nhiều kỹ sư người Đức khác đã làm việc rất vất vả suốt một thời gian dài trong xưởng cơ khí.

 

32) Chất bán dẫn (1896)

Chất bán dẫn là những chất có độ dẫn điện nằm giữa chất cách điện (điện môi) và chất dẫn điện, được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất công nghiệp. Ngay sau khi được phát hiện chất bán dẫn đầu tiên vào khoảng năm 1896, phát minh này nhanh chóng được Jagadish Chandra Bose thương mại hóa và dần được mở rộng với các chất bán dẫn khác lần lượt được phát hiện như Germanium, gallium, arsenide và silicon carbide, trong đó silic được dùng phổ biến nhất.

 

33) Penicillin (1896)

Năm 1896, một sinh viên y khoa người Pháp Ernest Duchesne đã khám phá ra khả năng kháng khuẩn của nấm mốc Penicillium khi thực hiện thí nghiệm chữa bệnh thương hàn trên chuột, dù nghiên cứu của ông hầu như không được chú ý. Phải mất đến 32 năm sau, tức là vào năm 1928 nhà sinh vật học Alexander Fleming đã tìm hiểu sâu hơn về penicillin và phát hiện chất này có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, chữa bệnh giang mai, hoại tử và bệnh lao.

 

34) Radio (1897)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Phát minh vĩ đại tiếp theo là radio. Năm 1895, Guglielmo Marconi đã nộp đơn và nhận bằng sáng chế về hệ thống vô tuyến đầu tiên sau ấn tượng nó để lại tại Hội chợ Thế giới trước đó 1 năm. Nhà phát minh người Ý đã chứng minh tính khả thi của việc truyền thông tin vô tuyến trong không gian. Ngày nay, chúng ta hiển nhiên công nhận tín hiệu có thể truyền qua không khí, nhưng cách đây 130 năm khá là khó khăn để chứng minh rằng có những thứ vẫn tồn tại mặc dù mắt người không nhìn thấy được. Trên thực tế, con người gần như không thể thấy được dải sóng phổ điện từ. Phổ điện từ giúp con người biết thêm về sự hiện diện của sóng gamma, tia X, radio và truyền hình, tạo ra những cuộc cách mạng vĩ đại về truyền thông trên toàn cầu.

 

35) Electron (1897)

Cũng trong năm này, J.J. Thompson lần đầu tiên khiến cả thế giới biết đến khái niệm electron. Electron được xác nhận là loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất và có kích thước còn nhỏ hơn cả nguyên tử. Những thí nghiệm và phát hiện của Thompson đã cung cấp cho nhân loại bằng chứng cụ thể nhất về một đơn vị mang điện cơ bản và cách để chúng ta ứng dụng nó vào trong khoa học đời sống.

 

36) Vật lý lượng tử (1900)

Thuyết lượng tử có một lịch sử thành côngkhá gian nan. Bắt đầu từđầu thế kỷ 19, thuyết lượng tử năng lượng đã được phát hiện bởi một vài khám phá của hai nhà vật lý học Michael Faraday và Heinrich Hertz. Tuy nhiên, sự khởi đầu thực sự của vật lý lượng tử là vào năm 1900 với giả thuyết lượng tử của Max Planck: bất kỳ hệ thống nguyên tử bức xạ năng lượng nào đều có thể được chia thành các phần tử năng lượng riêng lẻ. Thế nhưng, nghiên cứu này của ông không được giới khoa học chấp nhận cho đến năm 1905, khi Einstein chứng minh được rằng quan niệm lượng tử của Planck là có cơ sở rộng lớn và sâu sắc trong thiên nhiên vĩ mô bằng nghiên cứu ánh sáng được tạo thành từ các hạt lượng tử riêng lẻ, thứ mà sau này được Gilbert Lewis gọi là các hạt photon.

 

37) Máy bay (1903)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Năm 1903, vào ngày 17 tháng 12 hai anh em nhà Wright, Orville và Wilbur đã cất cánh thành công chiếc máy bay có người lái đầu tiên của mình trên bờ biển Bắc Carolina. Chiếc máy bay của hai anh em ngày đó đã bay được 40m trong 12 giây trên không trung mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại: làm chủ bầu trời.

 

38) Tivi (1926)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Truyền hình ra đời từ năm 1926 bởi nhà phát minh nhà người Scotland John Logie Baird mặc dù đây là công nghệ thừa hưởng từ nhiều phát minh trước đó, đơn cử như phát hiện quang dẫn của Selenium vào năm 1873 bởi Willoughby Smith và phát minh hệ thống tivi cơ điện tử với đĩa quay của Paul Nipkow trong năm 1884. Vào năm 1926, John Logie Baird đã phát đi những hình ảnh chuyển động truyền hình đầu tiên về một màn múa rối do chính ông thực hiện. Mười năm sau, Tập đoàn Broadcasting Anh (BBC) phát sóng chương trình truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.

 

39) Phân hạch hạt nhân (1938)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Quá trình phân tách các nguyên tử giúp giải phóng một lượng năng lượng to lớn là cơ sở để các lò phản ứng hạt nhân và bom nguyên tử ra đời. Năng lượng hạt nhân là công trình nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong thế kỷ 20 (trong đó có một số đã nhận được giải Nobel) song phát hiện cụ thể về bản chất của quá trình phân hạch hạt nhân được ghi nhận cho ba nhà khoa học người Đức Otto Hahn và Fritz Stassmann cùng với đóng góp nữ cộng sự - nhà vật lý học người áo gốc Thụy Điển Lise Meitner (bà của Otto Hahn).

 

40) Transistor (1947)

Năm 1947 Bill Shankly và nhóm của ông đã chế tạo thành công mẫu transistor bán dẫn đầu tiêntại Tập đoàn AT&T. Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, có vai trò như một phần tử khuyếch đại tín hiệu hoặc một khóa điện tử. Thiết bị này có tính ứng dụng rất cao trong đời sống hàng ngày, nó ẩn trong các thiết bị hiện đại, từ những hệ thống vĩ mô như phi thuyền vũ trụ, tên lửa quân sự cho đến những loại máy móc quen thuộc như máy tính, điện thoại di động và chiếc lò vi sóng trong bếp nhà bạn.Công nghệ này đã theo Bill Shankly rời khỏi Fairchild Semiconductor khi ông sáng lập ra Shankly Semiconductor và sau đó là sự ra đời của hãng Intel.

 

41) DNA (1953)

"Chúng tôi đã giải mã bí mật cuộc sống" là tuyên bố của hai nhà khoa học James Watson và Francis Crick vào năm 1953 khi phát hiện ra DNA trong một thí nghiệm tại Đại học Cambridge. Cặp đôi nàykhẳng định cấu trúc của DNA chính xác là dạng xoắn kép. Phát hiện này đã khai sáng và là cơ sở khoa học cho rất nhiều những tiến bộ sinh học sau này, giải quyết một bí ẩn đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.

42) Vi mạch (1959)

Từ công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học, vi mạch được chế tạo thành công vào năm 1959. Đây là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau có kích thước cỡ bằng hoặc nhỏ hơn micromet. Năm 1959, Jack Kilby cùng các cộng sự của ông đã chế tạo thành công IC dao động với 5 linh kiện đơn giản trên một vật liệu giống nhau (còn gọi là “chip”), thứ mà tất cả các máy tính ngày nay vẫn đang sử dụng. Phát hiện này giúp Killbly rinh về cùng lúc hai giải thưởng lớn là bằng sáng chế từ Texas Instrucment và giải thưởng Nobel vật lý năm 2000.

 

43) Mạng Internet (1969)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Năm 1969, tiền thân của mạng internet hiện đại ra đời với tên gọi “mạng ARPANET”. Ban đầu, phát minh này được Viện nghiên cứu Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) gọi tắt là ARPA sử dụng như một mạng chung cho các trường Đại học để kết nối các nhà nghiên cứu của họ lại với nhau trên khắp đất Mỹ. Dần dà, Quân đội cũng bắt đầu thành lập mạng riêngđể rồi sau này Chính phủ Mỹ đã quyết định thương mại và cộng đồng hóa việc sử dụng mạng. Ngày này, internet đã trở thành một phương tiện kết nối phổ biến với tất cả mọi người trên khắp hành tinh. Mạng internet xứng đáng là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 với những đóng góp to lớn mà nó mang lại cho nhân loại.

 

44) Máy tính cá nhân (1970)

Máy tính cá nhân (còn gọi là PC) được phát minh vào những năm 1970 đã mở rộng đáng kể khả năng của con người. Trước lúc điện thoại thông minh lên ngôi thì máy tính cá nhân đã làm rất tốt vai trò của mình. Máy tính cá nhân sớm nhất được giới thiệu vào năm 1974 bởi Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS) thông qua một đơn đặt hàngđiện tử gọi là Altair.

 

45) Bộ vi xử lý (1971)

Năm 1971, kỹ sư Ted Hoff của Intel đã tạo ra bộ vi xử lý, một mạch tích hợp có hiệu suất hoạt động hiệu quả hơn nhiều hơn với đề xuất chế tạo ra vi xử lý có 12 chip tùy biến của nhà sản xuất máy tính Nhật Busicom. Phát minh mới này có tất cả các chức năng của máy tính hoặc một bộ xử lý trung tâm (CPU) trên nó nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần. Chip đầu tiên được gọi là Intel 4004 bao gồm 2300 bóng bán dẫn trên đó. Dựa trên sức mạnh của con chip này, siêu máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer), một máy tính nặng 30 tấn đã ra đời vào năm 1946. Bộ vi xử lý sau khi được thu nhỏ đáng kể đã tạo cơ sở cho ngành công nghiệp máy tính cá nhân phát triển vào cuối những năm 1970, 1980 và 1990 đồng thời cho phép chúng ta sử dụng một loại thiết bị siêu nhỏ gọn trong túi quần, cái “mà ai cũng biết” có thể kết nối với Internet toàn cầu vào ngày nay.Phát minh đáng kinh ngạc này xứng đáng là một phát hiện mang tính lịch sử đã góp phần làm thay đổi cả thế giới.

 

46) Điện thoại di động (1973)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Ngày 3/4/1973, Motorola DynaTAC - chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới ra đời. Sản phẩm đầu tiên chỉ nặng hơn 1 kg, có thời gian thoại 30 phút và sở hữu cục pin mất 10 tiếng để sạc đầy.

 

47) Điện thoại thông minh (2007)

Phát minh, bóng đèn, vắc-xin

Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Apple tung ra mẫu iPhone đầu tiên. Đây cũng chính là mẫu điện thoại thông minh đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng (khả năng nhận diện ngoại lực từ hai ngón tay cùng một lúc, cho phép người dùng tương tác nhiều hơn bằng cách thực hiện các thao tác phức tạp như zoom gần xa). Điện thoại thông minh ngoài các chức năng cơ bản của điện thoại di dộng như nghe, gọi, nhắn tin… còn được tích hợp thêm GPS, la bàn, ghi âm giọng nói, camera, bản đồ, trình duyệt web và cửa hàng ứng dụng, cho phép người dùng tải xuống và sử dụng hàng triệu app yêu thích vào máy. Điện thoại thông minh là tiền đề để rất nhiều loại thiết bị điện tử hiện đại khác ra đời như máy tính bảng hay đồng hồ thông minh… Không chỉ là một phương tiện dùng để liên lạc mà hiện nay, smartphone với rất nhiều cải tiến hiện đại cả về kiểu dáng, tính năng cùng nhiều chức năng khác còn trở thành công cụ, thậm chí là món phụ kiện thời trang được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu trong đời sống hiện đại.

 

48) Siêu máy tính lượng tử (2011)

Phát minh cuối cùng trong danh sách những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử không gì khác ngoài máy tính lượng tử. Trong năm 2011, Dwave One - máy tính lượng tử đầu tiên đã được giới thiệu ra thị trường bởi công ty D-Wave System và sau này, thế hệ thứ hai của thiết bị này với tên gọiD-wave Two đã được Google mua lại vào tháng 5 năm 2013.  Ở thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn phải cải tiến nhiều songtrong một số tác vụ tính toán, một chiếc máy tính lượng tử có thể chạy nhanh hơn laptop khoảng 100 nghìn lần.

 

Còn đây là danh sách 10 nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới:

Bạn có đồng ý với danh sách này? Hãy chia sẻ những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử đến với mọi người nhé!

Bài viết liên quan: