Thành Cát Tư Hãn: những sự thật siêu ngầu về Genghis Khan

Ngày 20/11/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Cái tên Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) gợi cho chúng ta về những cuộc chinh phạt bành trướng lãnh thổ không thể ngăn cản và bất khả xâm phạm trên khắp khu vực Á-Âu của đế quốc Mông Cổ. Với tôn sùng gần như tuyệt đối trong tất cả các triều đại đế vương và tài lãnh đạo kiệt suất, trong tâm thức của người dân Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn sớm đã là một vị “thánh”. Họ xem ông như là một nhà lãnh tụ vĩ đại, vị anh hùng dân tộc xứng đáng lưu danh ngàn đời trong sách sử mặc dù danh tiếng của Thành Cát Tư Hãn phần lớn vẫn gắn liền với những hệ lụy, chủ yếu đến từ những cuộc thảm sát hàng loạt được ví như tội ác diệt chủng và những sự thật không phải ai cũng biết.

Có thể nói rằng Thành Cát Tư Hãn là nhân vật phân cực nhiều nhất trong lịch sử. Nếu như người phương Tây xem Genghis Khan như là một nhân vật khát máu và chỉ mang lại sự nguy hiểm cho cuộc sống của họ thì trong tâm tưởng người châu Á, đặc biệt là người dân Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lại là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử. Ở ông, người ta tìm thấy tài ba lãnh đạo xuất chúng, tầm nhìn chiến lược sâu rộng và những quyết định chuẩn xác ở những thời khắc quyết định đã thống nhất thành công các bộ tạc Mông Cổ lại với nhau và dẫn dắt đội quân ấy đi chinh phạt mọi thứ. 

Theo các nhà sử gia, Thành Cát Tư Hãn là người duy nhất trong lịch sử chinh phục thành công Trung Á, phần lớn lãnh thổ nước Nga và Đông Âu. Genghis Khan cũng là nhân vật chưa từng có trong lịch sử đã thống trị và thành lập bộ máy cai quản một vùng đất rộng lớn kéo dài từ Thái Bình Dương về phía đông sang phía Tây Đông Âu. Vào thời điểm hưng thịnh nhất của đế quốc Mông Cổ vào năm 1206 đến năm 1227, khi nhắm mắt xuôi tay, người ta ước tính thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh thổ, làm chủ vùng đất có diện tích nhiều hơn bất cứ cá nhân nào trong lịch sử. Dưới đây là 11 sự thật siêu ngầu và chưa từng được tiết lộ về Thành Cát Tư Hãn - vị hoàng đế kiệt xuất nhất trong các triệu đại của đế quốc Mông Cổ.

 

1) Thành Cát Tư Hãn là người đầu tiên ý thức được tầm quan trọng của việc ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu

Các nhà khoa học đã từng nói đùa với nhau rằng có lẽ trong các vị đế vương trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn là người đầu tiên ý thức được và ông cũng đã rất thành công trong việc ngăn cản sự nóng lên toàn cầu sớm. Một mệnh lệnh giết chết hàng chục triệu người, không ai khác ngoài ông xứng đáng sở hữu danh hiệu “Chiến binh thân thiện với môi trường”. Những cuộc chinh phạt của đội quân Mông Cổ do ông lãnh đạo đã giết chết khoảng 40 triệu người, tẩy sạch 700 triệu tấn carbon khỏi bầu khí quyển.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@William Cho/flickr, pixabay

Vó ngựa chinh phạt khắp Á-Âu của đội quân Mông Cổ trong nhiều thập niên đã trực tiếp tước đi quyền được sống của hơn 40 triệu người – một con số vô cùng kinh khủng không khỏi khiến hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn xấu đi trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những hệ lụy tiêu cực và sự tàn bạo này, người ta tin rằng những cuộc tàn sát của ông đã góp phần làm “thanh lọc”, về cơ bản đã làm mát Trái Đất. 

Thời đó, phần lớn đất đai đều bị con người bị chiếm đóng. Họ khai hoang, chặt phá cây xanh để xây nên những khu định cư. Dân số ngày càng đông, những cánh rừng có nguy cơ bị xóa sổ bởi những hoạt động của con người mà không hề có bất cứ một cảnh báo nào và tất nhiên tất cả những điều này khiến lượng carbon thải vào khí quyển tăng chóng mặt. Thế nhưng thảm họa môi trường sớm đã không xảy ra vì đã có Thành Cát Tư Hãn. Ngày nay, mỗi năm các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu chế biến từ dầu mỏ trên toàn cầu tạo ra khoảng 700 triệu tấn carbon, tương đương với lượng carbon thải ra từ những nạn nhân đã bị Thành Cát Tư Hãn xóa sổ.

 

2) Cứ 200 nam giới thì lại có 1 người là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Pexels, Pixabay

Theo tính toán của các nhà di truyền học, hiện có ít nhất khoảng 16 triệu nam giới hay nói một cách khác là 0,5% đàn ông ngày nay là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Điều này đồng nghĩa với việc chừng đó nam giới có chung gen (các nhiễm sắc thể Y được truyền từ cha sang con) của một người đã sống cách đây cả nghìn năm trước. Càng ấn tượng hơn là chúng ta sẽ không bao giờ biết hết tổng số con cháu của vị đại hãn này nếu tính bao gồm cả những người con gái của ông.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu mẫu gene của 16 dân tộc ở châu Á thì người sáng lập nên các triều đại trải dài giữa Trung Quốc và Nga như những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ, vua triều nhà Nguyên của Trung Quốc, Hãn quốc Y nhi ở Ba Tư (Iran ngày nay), Hãn quốc Kim Trướng, Truật Xích ở Siberia, Astrakhan ở Trung Á, Hãn quốc Kazan và cả người đứng đầu ở bán đảo Krym xa xôi cũng đều là con cháu của Thành Cát Tư Hãn. Trên thực tế, thông tin này được xem là một vinh dự, thậm chí là đặc ân để bạn có thể tự hào nhận rằng mình chính là hậu duệ của vị chiến binh Mông Cổ dũng mãnh nhất mọi thời đại.

 

3) Từng bị bắt làm nô lệ 

Năm 1177, Thiết Mộc Châu (tên phiên âm tiếng Hán của Thành Cát Tư Hãn) đã bị một bộ tộc cũ bắt làm nô lệ nhưng cuối cùng ông đã trốn thoát được nhờ sự giúp đỡ của một cận vệ có cảm tình. Sau khi trở về, danh tiếng của ông càng được nhiều người biết đến và kính nể.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@François Philipp/Flickr

Khi cha bị đầu độc, Thiết Mộc Chân chỉ mới chín tuổi và đang phải sống cùng gia đình vợ tương lai (Bột Nhi Thiếp) cho đến khi đủ 12 tuổi thì hôn lễ mới được cử hành. Nghe tin dữ, cha bị bộ tộc Tháp Tháp Nhi (Tartar) láng giềng đầu độc trên đường trở về nhà, Thiết Mộc Chân đã quay về thay cha trở thành thủ lĩnh bộ tộc của mình. Tuy nhiên, những người trong bộ tộc không chấp nhận người thủ lĩnh non trẻ bởi sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế.

Năm 1177, trong cuộc tập kích, Thành Cát Tư Hãn đã bị bắt bởi những người trong bộ tộc cũ, được gọi là Tayichi'ud. Ông bị giam cầm và phải đeo một cái gông vào cổ khiến đầu và cánh tay không thể cử động. Nhưng sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của một trong những người coi ngục có cảm tình. Để báo đáp ân tình của người coi ngục đã giúp mình thoát nạn ngày nào, ngay sau khi lên nắm quyền, ông đã bồi dưỡng và phong cho con trai của ân nhân, Chilaun trở thành vị tướng thân tín của mình, người nắm giữ quyền lực “dưới một người nhưng trên vạn người”.

 

4) Hủy diệt cả một vương quốc ở Ba Tư chỉ để trả thù

Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn caravan thương mại tới Đế chế Khwarezmid nhưng đã đoàn người đã bị thống đốc thị trấn Otrar bắt và giết chết. Thành Cát Tư Hãn đã trả đũa bằng cách đưa 200.000 quân tràn sang hủy diệt đế quốc này và giết chết thống đốc bằng cách đổ kim loại vào mắt và miệng của ông ta.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Wikimedia

Năm 1218, viên tướng trẻ Triết Biệt đánh bại khả hãn Khuất Xuất Luật ở phía tây của Kashgar, sáp nhập vùng đất rộng lớn Tây Liêu mở rộng bờ cõi vương quốc Mông Cổ về phía tây tới hồ Balkhash và tiếp giáp với đế quốc Khwarezm (Hoa Lạt Tử Mô), một quốc gia Hồi giáo ở phía tây vịnh Ba Tư và cũng là Iran ngày nay.

Cuối năm 1218, một đoàn sứ giả được Thành Cát Tư Hãn cử sang tỉnh phía đông đế quốc Khwarezm để cùng quốc gia này đàm phán khả năng buôn bán hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Tuy nhiên, trái với sự kỳ vọng, thống đốc của tỉnh này đã giết chết họ và điều này khiến Thành Cát Tư Hãn vô cùng giận dữ. Ngay khi nhận được tin hỏa tốc báo vệ, ông lập tức hạ lệnh cử 200.000 quân tràn sang để trả thù đồng thời cũng để thực hiện ý đồ mở rộng tầm ảnh hưởng của đế quốc với thế giới Hồi giáo. 

Sự thiện chiến cộng với chiến lược nhỉnh hơn hẳn, quân đội Mông Cổ đã nhanh chóng hạ lần lượt các thành phố chính của Khwarezm như Bukhara, thủ phủ Samarkand và Balkh. Quốc vương của Khwarezm là Ala ad-Din Muhammad II đã phải chuẩn bị toàn lực chống lại. Tuy nhiên, đội quân này cũng chẳng thể chịu nổi sức công phá của những người Mông Cổ sở hữu những bậc thầy về mưu kế và đội tinh binh nhanh nhẹn và hiếu chiến nên phải liên tục rút lui. Cuối cùng, Ala ad-Din Muhammad II phải lùi về ẩn náu ở Khorasan rồi chết tại một hòn đảo trên biển Caspi, gần cảng Abaskun vào năm 1220 do bệnh viêm màng phổi. Đế quốc Khwarezm chính thức sụp đổ.

Quay trở lại viên thống đốc của tỉnh nọ, người đã hạ lệnh chặt đầu đoàn sứ giả. Sau khi thất thủ, ông này đã bị bắt sống và hành hình bằng cách đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt đến chết. Đây là cách Thành Cát Tư Hãn trả đũa những hành động xúc phạm tới đế quốc và phản bội lại những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ.

Theo ước tính của các sử gia, cuộc chiến tranh hủy diệt Khwarezm kéo dài từ năm 1219 đến năm 1221 của đội quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo tràn vào thành phố Bukhara, Gurganj và thủ đô Samarkand đã giết chết 1,25 triệu người, trong đó bao gồm cả nô lệ và toàn bộ dân chúng của quốc gia này. 

 

5) Trọng dụng người tài

Không chỉ tha mạng sống, Thành Cát Tư Hãn còn cất nhắc và phong tướng cho cho người đã bắn một mũi tên vào mình trong một trận chiến với bộ tộc đối địch, một trong những kẻ thù của mình.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@jianshu.com

Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng là người rất giỏi trọng dụng nhân tài. Ông cho phép những kẻ thù, thường là những bại tướng và đạo quân của họ ở lại phục vụ cho mình để quân đội ngày càng lớn mạnh hơn.

Chuyện kể rằng trong một cuộc chiến với bộ tộc Taijut đối địch vào năm 1201, Thành Cát Tư Hãn đã bị bắn vào cổ. Sau chiến thắng, ông hỏi đám tù binh và yêu cầu gặp người đã bắn mũi tên đó. Zurgadai, người đàn ông này đã đứng lên cam đảm thừa nhận hành động của mình. Ấn tượng với sự dũng cảm của chàng trai nọ, Thành Cát Tư Hãn nói ông sẽ để cho anh ta sống và ở lại phục vụ người Mông Cổ với điều kiện phải thề sẽ trung thành tuyệt đối. Sau này, Thành Cát Tư Hãn đặt cho Zurgadai là Jebe (Triết Biệt) có nghĩa là "mũi tên" và "vũ khí" theo tiếng Mông Cổ để kỷ niệm ngày đầu tiên cả hai đụng mặt nhau trên chiến trường. 

Tuy vậy, một số tài liệu khác lại cho rằng Triết Biệt thua trận, trên đường bị truy đuổi đã bắn một mũi tên chết chết được ngựa của Thành Cát. Sau khi bị bắt, để thoát chết, Triết Biệt hứa sẽ cống nạp nhiều ngựa chiến để bù lại số binh lính đã chết trong quân đội của Thành Cát.

 

6) Sử dụng các cô con gái để thực hiện tham vọng bá chủ

Thành Cát Tư Hãn kiểm soát các khu vực chiếm đóng bằng cách gả con gái của mình cho hoàng đế các nước đồng minh. Sau đó, ông ta sẽ phát động chiến tranh nhằm ép con rể tử trận trên chiến trường để đưa con gái và cháu ngoại của mình trở thành người thừa kế ngai vàng duy nhất. 

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@alchetron.com, Dschingis Khan und seine Erben/Wikimedia

Không chỉ là một chiến binh vĩ đại chỉ huy một đội quân thiện chiến, Thành Cát còn một bậc đế vương sở hữu tầm nhìn chiến lược thiên tài. Thông thường, vào thế kỷ 13, rất ít người quan tâm đến việc nữ giới có thể lên nắm quyền nhưng với vị thủ lĩnh này thì không. Ông dùng chính những cô con gái của mình để thực hiện kế hoạch xâm lược toàn thế giới.

Thành Cát Tư Hãn có khoảng bảy hoặc tám người con gái. Để kết hôn với con gái vua Mông Cổ và nhận được sự bảo hộ, hoàng đế các nước đồng minh phải chấp nhận phế truất và trục xuất hoàng hậu và thê thiếp khỏi cung điện. Việc làm này là để chắc chắn rằng con gái của ông sẽ trở thành người thừa kế cuối cùng của ngai vàng và có quyền lực giúp cha thuận bề mở rộng đế chế. Bằng kế sách này, các cô con gái của Thành Cát Tư Hãn đã cai trị cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ khu vực biển Hoàng Hải đến biển Caspian.

 

7) Bậc thầy về chiến thuật quân sự 

Trong phần lớn các cuộc chiến, quân số Mông Cổ luôn bị áp đảo hơn rất nhiều. Dù vậy, họ vẫn thắng trận bằng cách sử dụng nhiều mưu kế “bẩn” khiến đối phương đưa ra phán đoán sai lầm.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Dschingis Khan und seine Erben/Wikimedia

Hoàn toàn sai lầm nếu nhận định rằng Thành Cát Tư Hãn luôn chiến thắng các trận đánh bằng một đội quân đông đảo và sự tàn bạo. Ngược lại, ông được đánh giá cao về khả năng lãnh đạo, người có thể đưa ra những chiến lược quân sự xuất sắc, thậm chí có thể nói là “không từ thủ đoạn” để tạo ra những cái bẫy lừa dối tinh vi dễ dàng đưa kẻ thù vào tròng.

Người Mông Cổ có rất nhiều ngựa. Mỗi binh lính Mông Cổ được lệnh nuôi ít nhất từ năm đến sáu con ngựa và họ luôn biết cách tận dụng tài nguyên cũng như thế mạnh này trên chiến trường. Liên tục đổi ngựa giúp quân Mông Cổ có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn mà không làm đuối sức vật cưỡi. Năm 1241, trong lần xâm lược Hungary, quân Mông Cổ đã hành quân tới 160km/ngày. Sở hữu nhiều ngựa chiến cũng giúp chiến thuật tâm lý chiến của Thành Cát Tư Hãn phát huy hết hiệu quả. Theo lệnh, những người lính sẽ cầm nhiều ngọn đuốc, buộc cành cây vào đuôi ngựa hoặc rải lá đằng sau, khuấy lên một đám bụi tạo cảm giác “ngợp” khiến kẻ thù nghĩ rằng quân Mông Cổ rất đông đảo. Ngoài ra, mỗi binh lính Mông Cổ còn được yêu cầu chở theo một tù nhân, thường dân hoặc hình nộm ở đằng trước khi cưỡi ngựa ra trận để làm tấm bia chắn và làm phe đối địch chùn tay không thể tấn công.

 

8) Thành Cát Tư Hãn là người sớm nhất trên thế giới phát động chiến tranh sinh học 

Trong một trận đánh chiếm một thành phố ở ở châu Âu, Thành Cát Tư Hãn đã hạ lệnh dùng súng, ná bắn thi thể của những người lính bị nhiễm bệnh dịch hạch lên tường thành với mục đích làm suy yếu lực lượng kẻ thù.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Wikimedia

Năm 1346, trong cuộc chinh phục của mình, quân đội Tatar (Mông Cổ) đã sử dụng súng, ná bắn xác chuột chết và các thi thể nhiễm bệnh của binh lính phe mình như vũ khí sinh học trong cuộc vây hãm tấn công thành Cafa của Ý (ngày nay là Feodosia, Crimea). Một khi dịch bệnh lây lan, quân đội Mông Cổ sẽ tràn vào tiêu diệt đội quân của lãnh chúa Genoa và chiếm thành mà chẳng cần mất quá nhiều công sức. Bệnh dịch hạch lây lan thông qua các loài gặm nhấm và bọ chét là căn bệnh phổ biến xuất hiện trên các loài gặm nhắm nhỏ sống ở các thảo nguyên của Mông Cổ. Bằng cách nào đó, quân Mông Cổ đã tận dụng đại dịch này tấn công kẻ thù mà vẫn ngăn chặn lây nhiễm thành công. 

Người ta tin rằng đại dịch khủng khiếp này đã theo chân tàn quân của Genoa rút về miền Nam Ý cố thủ và gây ra trận đại dịch “Cái chết đen” hoành hành khắp châu Âu, giết chết gần một phần ba dân số châu Âu trong nhiều năm sau đó.

 

9) Cho lấp cả một con sông để bao vây kẻ thù

Để chinh phục nước Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã đi rất xa quan sát địa hình rồi hạ lệnh cho chuyển hướng dòng sông cắt đứt đương vận chuyển lương thực và sử dụng sức nước để nhấn chìm kẻ thù.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Max Pixel,china.org.cn

Năm 1209, Thành Cát Tư Hãn kéo quân vào Tây Hạ, ở Trung Quốc để khuất phục hoàn toàn quốc gia này. Sau khi đánh bại một đội quân do tướng Kao Liang-Hui chỉ huy, Thành Cát chiếm được thành Ô Lai Hải Họ và tiếp tục dẫn quân tiến đến dọc sông Dương Tử, vây hãm bao vây thành phố Ngân Xuyên (khu tự trị Ninh Hạ ngày nay). 

Khi không thể tấn công trực diện, ông đã ra lệnh cho lấp dòng Dương Tử để chặn nguồn nước của dân bản địa và khiến cả thành phố bị ngập. Có vẻ như lúc đó, quân Mông Cổ chưa thuần thục lắm các kế sách bao vây cho nên kế hoạch này chỉ thành công một nửa bởi không chỉ gây khó khắn của quân địch và ngay cả khu lều trại của lính Mông Cổ cũng bị vỡ do nước nhấn chìm. Dù vậy, do lo sợ thế địch, hoàng đế Lý An Toàn vẫn xin hàng và đồng ý cống nạp hàng năm và gả con gái Chaka cho Thành Cát Tư Hãn. Nước Tây Hạ sau đó trở thành chư hầu, hỗ trợ rất nhiều về tài lực và quân lực cho những cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ sau này.

Trận chiến này một lần nữa cho thấy tài năng quân sự và tư tưởng tiến bộ của Thành Cát Tư Hãn. Theo các nhà sử học, cứ hễ chinh phục được một vùng đất thì toàn bộ tù binh bao gồm binh lính, tướng lĩnh, thợ thầy lành nghề… sẽ được xung quân, tiếp tục lao động sản xuất để phục vụ cho những cuộc chiến tranh tiếp theo của đội quân Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng là vị thủ lĩnh rất chịu khó tiếp thu kiến thức mới, ông đã phái người đi khắp mọi nơi, đặc biệt là Trung Quốc và Ả Rập để học hỏi các công nghệ và kỹ thuật mới từ mỗi vương quốc mình chinh phục. Máy bắn đá sử dụng trong cuộc chinh phục nhà Tống là một ví dụ.

 

10) Thành Cát Tư Hãn và chính sách thu phục nhân tài

Thực sự mà nói, thành công của vị thủ lĩnh đế quốc Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn có sự cống hiến rất lớn của những người tài giỏi và thông minh. Một trong số đó là vị quân sư của Thành Cát Tư Hãn, Gia Luật Sở Tài, một học giả Khổng học, người đã đưa ra ý tưởng cống nạp thay vì hủy diệt đã cứu sống hàng triệu người khỏi chết oan.

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@chinesehistorydigest.com,alchetron.com

Gia Luật Sở Tài nổi tiếng với câu nói: “Chúng ta có thể chinh phục các triều đại trên lưng ngựa nhưng không thể cai trị cũng từ trên lưng ngựa”. Khi được vời về phục vụ chính quyền của Thành Cát Tư Hãn, ông mới chỉ 28 tuổi, kể từ đó ông tận tụy hiến những kế sách cai trị khôn ngoan và mềm mỏng giúp thủ lĩnh đế chế Mông Cổ trở thành một người hoàn toàn khác, từ một nhà quân sự hiếu chiến, tàn bạo trở thành một minh quân với những chính sách cai trị sáng suốt và nhân từ hơn. 

Gia Luật Sở Tài qua đời năm 1244, hưởng thọ 55 tuổi sau cái chết của vợ và những phiền não trong chốn quan trường khép lại cuộc đời của một vị quân sư, vị tướng tài đầy mưu trí. Ông được xem là một trong số hiếm những người khiến vị hung quân Thành Cát phải kính nhường. Gia Luật Sở Tài thậm chí còn khuyến khích người Trung Quốc dưới sự cai trị của Mông Cổ thần phục và chuyển giao công nghệ giúp hiện đại hóa vũ khí của họ, từ đó chinh phạt thành công nhà Tống năm 1276 sau hơn 40 năm chiến tranh ròng rã.

 

11) Không ai biết lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nằm ở đâu

Theo ý chỉ của Thành Cát Tư Hãn, không một người nào được phép tiết lộ nguyên nhân chết và nơi chôn cất của ông. Cho đến nay, vị trí lăng mộ của ông vẫn là một bí ẩn lớn bởi đội quân đưa tiễn vị đại hãn này đã được lệnh giết tất cả những ai họ gặp trên đường đi. 

 

Mông Cổ, Genghis Khan, Thành Cát Tư Hãn

@Wesley Fryer/Flickr, Chinneeb/Wikimedia

Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, hưởng thọ 65 tuổi, trong trận đánh Tây Hạ. Không một ai biết chính xác nguyên nhân ông qua đời mặc dù có khá nhiều giả thuyết cho rằng có thể ông chết vì bệnh, bị thương nặng trong trận chiến hoặc ngã ngựa. Trước khi chết, ông truyền đạt di nguyện không được đánh dấu mộ và không ai được nói về vị trí của nó. Những người thợ xây lăng mộ của ông cũng đã bị diệt khẩu ngay sau khi công trình hoàn thành. Nhiều nhà sử gia thậm chí còn tin rằng, những binh lính tham gia đưa tiễn còn tự kết liễu để giữ bí mật đến cùng. 

Theo truyền thuyết, đám rước tang lễ đã thả ngựa chạy để che giấu vết tích của ngôi mộ. Một câu chuyện truyền miệng trong dân gian khác thậm chí còn khẳng định rằng, Thành Cát Tư Hãn đã cho chuyển hướng một dòng sông để mãi mãi che giấu nơi mình yên giấc ngàn thu. Cho đến ngày nay, vẫn không một ai có thể tìm thấy mộ của vị đại hãn này. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến Maury Kravitz, nhà khảo cổ, người đã qua đời vào năm 2012 sau khi bỏ ra 40 năm nghiên cứu và tìm kiếm lăng mộ Thành Cát nhưng vẫn thất bại.


Cuộc đoeì của vị đại hãn này đến nay vẫn khiến nhiều người tò mò. LaLung.vn sẽ cung cấp thêm những bí mật cuộc đời ông qua clip sau:

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên thích và chia sẻ những thông tin hay ho về Thành Cát Tư Hãn đến nhiều người nhé!