Video call: chức năng thoại có kèm hình ảnh đã có mặt từ 1936

Ngày 11/01/2018 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Tiến bộ công nghệ là một trong những đòi hỏi đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng của sự chuyển tiếp trong từng giai đoạn lịch sử và văn minh hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu của con người. Nếu nhắc đến những phát minh góp phần hiện đại hóa lịch sử phát triển nhân loại thì ngoài máy bay, giúp việc vận chuyển trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn thì thiết bị thực hiện video phone cũng là một điển hình không thể không nhắc đến. 

Ngày nay, với sự bùng nổ công nghệ, các thiết bị di động không dây trở nên phổ biển cho phép chúng ta có thể sử dụng các ứng dụng như Skype hay Facetime thực hiện cuộc gọi kèm hình ảnh dù ở nhau xa đến hàng nghìn cây số. Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của dịch vụ video phone trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Thế nhưng, bạn có biết rằng công nghệ này đã xuất hiện cách đây gần 80 năm trước tại nước Đức, thay vì ở Mỹ như nhiều người vẫn nghĩ.

Đã bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc về sự ra đời của các thiết bị gọi điện thoại video đầu tiên của thế giới hay chưa? Những thiết bị cho phép mọi người thấy mặt nhau khi gọi điện thoại do ai phát minh, chúng xuất hiện đầu tiên ở đâu và vào năm nào? Tất cả sẽ được LaLung.vn bật mí cho bạn trong bài viết sau đây.

 

Đức là quốc gia cho ra đời thiết bị đầu tiên trong lịch sử cho phép thực hiện cuộc gọi video

Video call, gọi video, cuộc gọi kèm hình ảnh, thoại có hình

Phải trải qua một quá trình rất dài, dễ đến cả thế kỷ để nhân loại có thể làm chủ được công nghệ sản xuất các thiết bị videophone và xây dựng các hệ thống cho phép thực hiện các cuộc gọi kèm hình ảnh. 

Từ xưa, vào thời điểm điện thoại ra đời, nhiều nhà khoa học đã mơ về viễn cảnh, một người có thể trò chuyện thấy mặt trực tiếp với người nói chuyện với mình ở đầu dây bên kia. Những cuộc họp được tổ chức, nơi các nguyên thủ quốc gia để thấy mặt nhau dù cách xa hàng trăm kilomet là động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu vùi đầu trong phòng thí nghiệm với hy vọng sẽ sớm thực hóa ý tưởng này vào thực tế. 

Thiết bị iconophone của AT & T (tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ) ra đời được xem cột mốc quan trọng mở ra một kỷ nguyên của hội nghị truyền hình trên Internet. 

Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến công nghệ cho phép thực hiện cuộc gọi kèm hình ảnh, hầu hết các tài liệu đều khẳng định sản phẩm sau hơn 30 năm nghiên cứu của AT & T là thiết bị video call đầu tiên trên thế giới mà không biết rằng họ đã bỏ qua một “lỗ hổng” lớn bởi: iconophone chỉ có thể truyền tải hình ảnh một chiều. 

Điều này đồng nghĩa với việc iconophone không phải là thiết bị gọi điện thoại video đúng nghĩa. Vậy thì đâu mới là thiết bị tiền thân của những dịch vụ gọi video như Skype, Hangouts hay Facetime ngày nay?

Để biết câu trả lời, chúng tôi mời quý vị trở về những năm 30 của thế kỷ trước. Ở đâu đó trên lãnh thổ Đức Quốc xã, người ta bắt đầu ăn mừng vì đã chế tạo thành công một thiết bị cho phép cả người gọi và người nghe ở đầu dây bên kia đều có thể nghe tiếng và nhìn thấy mặt nhau. Đây mới chính là thủy tổ thực sự của các thiết bị gọi điện thoại video trong lịch sử nhân loại.

 

 Video call, gọi video, cuộc gọi kèm hình ảnh, thoại có hình

@vsee.com

Được sản xuất vào năm 1936, cha đẻ của công nghệ gọi thoại thấy hình ảnh là Tiến sĩ George Oskar Schubert, người đứng đầu dự án phát triển dịch vụ cho phép người thực hiện cuộc gọi có thể nhìn mặt nhau của Fernsch. AG. 

Trong dự án này, một thiết bị cho phép thực hiện cuộc gọi video công cộng đầu tiên trên thế giới được biết đến ở Đức với tên gọi là “Gegensehn-Fernsprechanlagen” đã ra đời.

 

Video call, gọi video, cuộc gọi kèm hình ảnh, thoại có hình

Dịch vụ gọi điện thoại video thực chất là giấc mơ từ lâu được nhiều nhà khoa học theo đuổi, thậm chí từ rất lâu trước khi phát minh này ra đời. Trước “Gegensehn-Fernsprechanlagen”, đã có khá nhiều hệ thống video, cho phép người gọi thấy khuôn mặt của người mình đang nói chuyện được công bố. 

Điển hình nhất trong số này có lẽ là buồng videophone của AT&T – hệ thống thực hiện các cuộc gọi có hình ảnh đồng thời cũng là thiết bị đã giúp cho Bộ trưởng thương mại Mỹ, Herbert Hoover ở Washington, D.C gọi điện và thấy được khuôn mặt các kỹ sư làm việc tại phòng thí nghiệm Bell Lab của AT&T, một trụ sở đặt tại New York.
Tuy nhiên, dù nhiều thiết bị đã từng được công bố trước đó, bao gồm cả videophone của AT&T song những thiết bị này đều tồn tại một hạn chế “chết người” khiến chúng không thể được xem là một thiết bị thực hiện videophone đúng nghĩa đó là: dù âm thanh được truyền đến hai đầu nhưng hệ thống video, tức hình ảnh chỉ có thể chuyển đi một chiều – điều đã được “Gegensehn-Fernsprechanlagen” của Đức khắc phục triệt để.

“Gegensehn-Fernsprechanlagen” được chế tạo dựa trên công nghệ chế tạo thiết bị videophone hiện đại nhất thời bấy giờ của Fernsch. AG, một công nghệ cho phép âm thanh cùng hình ảnh được tự động truyền tải hai chiều đầy sáng tạo và đột phá.

 

Video call, gọi video, cuộc gọi kèm hình ảnh, thoại có hình

Do điều kiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng chưa cho phép, vào thời điểm đó, tức những năm 1930, nếu muốn thực hiện những cuộc gọi videophone, người dùng buộc phải đi vào một không gian cố định, thường được gọi là buồng điện thoại – nơi bên trong có lắp đặt những thiết yếu đi kèm với nó như đèn chiếu sáng, máy ảnh, màn hình vẫn còn hết sức cồng kềnh bất tiện vào thời bấy giờ. Những khu vực nghe điện thoại hình ảnh như vậy chủ yếu được đặt tại bưu điện, vì nơi này hội đủ mọi điều kiện để thực hiện thành công cuộc gọi videophone.

Mùa xuân, tháng 3 năm 1936 là thời điểm đánh dấu cột mốc quan trọng, một cuộc gọi videophone nối giữa thành phố Berlin và Leipzig và các bưu điện ở Munich và Nuremberg (Đức) đã được thực hiện thành công.
Không lâu sau đó, cũng trong năm 1936, chiếc điện thoại hỗ trợ gọi videophone đầu tiên được ra mắt công chúng. Thiết bị này được chuyển về lắp đặt tại bưu điện Berlin và Leipzig để rồi không lâu sau đó, xuất hiện tại các điểm bưu điện ở thành phố Nuremberg và Munich vào năm 1940, trong chiến dịch mở rộng hệ thống viễn thông quốc gia của chính phủ Đức.

Tuy nhiên, kế hoạch phổ cập thiết bị này lại không thể thành công như mong đợi. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu không chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thì hệ thống này có lẽ cũng không thể phát triển với quy mô lớn hoặc duy trì dịch vụ lâu hơn bởi chi phí xây dựng và duy trì hệ thống là quá tốn kém với khả năng chi tiêu của người dùng vào thời điểm đó một khi “Gegensehn-Fernsprechanlagen” được chính thức mang ra thương mại hóa, bán cho các khách hàng doanh nghiệp và người dùng cá nhân. 

Được biết, giá mỗi phút gọi qua thiết bị này trong các buồng điện thoại đặt tại bưu điện Đức là 1,20 Reichsmarks, cao hơn gấp 5 lần so với cuộc gọi điện thoại thông thường. 

Mặc dù được trông thấy gương mặt của người trò chuyện cùng mình nhưng mức giá quá “chát” cộng với chất lượng hình ảnh siêu thấp cùng một vài bất tiện khác, nên không lạ gì khi thiết bị videophone này nhanh chóng bị “thất sủng” sau một thời gian đưa vào sử dụng thử nghiệm tại các điểm bưu điện tại các thành phố lớn ở Đức.

 

Video call, gọi video, cuộc gọi kèm hình ảnh, thoại có hình

@vsee.com

Dù vậy, vào thời điểm đó, những thông số kỹ thuật mà thiết bị này sở hữu thực sự là một bước đột phá trong lịch sử ngành viễn thông. Khi sử dụng, hình ảnh hiển thị trên màn hình có kích thước khoảng 12 inch với độ phân giải ước tính là 232 x 172 với tốc độ 25 khung hình/giây và âm thanh khá chất lượng. Thật thú vị, đây không phải là những thông số “quá lạc hậu” nếu so với chất lượng hình ảnh mặc định trên những chiếc máy tính xách tay đời đầu.

Và cũng tương tự như những thiết bị chat video ra mắt năm 1969 của Mỹ, để thấy rõ mặt người đối thoại cùng mình, người dùng hệ thống videophone cũ của Đức phải tiến lại gần camera vừa đủ để truyền tải hình ảnh nét mặt và ngôn ngữ cơ thể một cách rõ nét nhất.

Ngày nay, các vấn đề hạn chế như chất lượng hình ảnh, thoại không rõ tiếng hay thiết bị quá cồng kềnh, cố định người nghe gọi tại một vị trí đã được giải quyết triệt để với sự ra đời và bùng nổ của mạng internet. Hiện tại, chúng ta đã có thể dễ dàng gọi cho bất kỳ ai mà không phải hẹn trước địa điểm và thời gian cố định như các hệ thống videophone ngày xưa yêu cầu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, sản phẩm thất bại, không được người dùng ưa chuộng nhưng không ai có thể phủ nhận những nỗ lực tuyệt vời của các nhà khoa học, kỹ sư thời xưa đã tạo dựng một tiền đề góp phần lớn trong sự phát triển nở rộ của các dịch vụ video call ngày nay.

Không phải “ông lớn” Mỹ mà Đức mới là quốc gia đầu tiên cho ra đời thiết bị cho phép thực hiện cuộc gọi video call có chức năng thoại đầu tiên trên thế giới. Tiền thân của Facetime, Skype hay Hangouts đã có mặt từ năm 1936 và tuổi đời của nó thậm chí còn già hơn cả chúng ta rất nhiều. 

 

Thật khó tin nhưng tất cả đều là sự thật và bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa với clip gọi video call vào năm 1955:

Hệ thống videophone này xưa khá hạn chế về chất lượng hình ảnh nhưng rất thú vị đúng không? Bạn còn chần chừ gì mà chưa chia sẻ bài viết này để nhiều người biết về thông tin bổ ích này