Những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới

Ngày 17/12/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Có thể bạn đang buồn chán với công việc hiện tại, bạn mong muốn có một job đầy thử thách, phiêu lưu hơn. 

Nếu bạn đã và đang xem xét một trong số danh mục dưới đây, hãy nên coi lại ý định của mình. 

Các công việc này có thể nghe khá lãng mạn, hấp dẫn và lương cao, nhưng cực kỳ nguy hiểm đấy.

LaLung.vn đã tổng hợp một danh sách những nghề nguy hiểm nhất thế giới cho bạn. Bạn nghĩ công việc nào đáng sợ nhất? Và xem mức lương đối với các ngành này nhé. Dĩ nhiên, những con số ấy chỉ áp dụng ở nước ngoài, Việt Nam chưa thể đạt được như vậy.

 

11) Người chiết xuất nọc rắn

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

Một số loài rắn có nọc độc chết người, nhưng trong nọc lại chứa chất mà phục vụ tốt cho ngành y với điều kiện phải biết chiết xuất. Công việc chiết xuất nọc tuy có mức lương khá tốt là30.000USD (khoảng 660 triệu VNĐ) một năm và xem như một trọng trách vĩ đại cho y học, nhưng việc săn rắn không hề đơn giản. Người làm việc phải am hiểu đặc điểm, nơi sinh sống của các loài rắn họ cần. Họ phải bỏ thời gian và đương đầu với nguy hiểm để tìm rắn. 

Sau khi bắt được họ nhốt rắn vào một nơi an toàn để chuẩn bị lấy nọc. Trước khi lấy nọc, phải khéo léo dùng cây móc chuyên biệt để túm con vật, xong đâu đó cầm đầu nó cho cắn vào một cái ly có nắp đậy. Nọc từ từ chảy từng chút một xuống. Nọc rắn độc được ứng dụng cho nhiều thứ, nhưng quan trọng nhất là nó được dùng để điều chế ra chất chống ô xy hóa. 

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp an toàn, nhưng các chuyên gia trong nghề vắt nọc này không ai không gặp tai nạn nghề nghiệp. Tỷ lệ người lấy nọc mà không bị rắn phập là rất thấp. Vì thế một công việc đánh đổi bằng sinh mạng và phục vụ y học nhân loại thì mức lương phải hậu hĩnh thôi.

 

10) Công nhân xây dựng

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

Cho dù sử dụng các thiết bị bảo hộ và an toàn lao động, nhưng nghề công nhân xây dựng vẫn được xem là nguy hiểm không báo trước. Bạn làm sao biết được các công cụ, dụng cụ, vật liệu đủ an toàn để không bao giờ rơi trúng đầu mình.

Chưa kể công nhân phải trèo cao, và ở trên một độ cao làm việc trong một khoảng thời gian lâu rất dễ kiệt sức. Một mối nguy khác rình rập từ những giàn giáo, hay bức tường kết cấu lỏng lẻo có thể làm công nhân té ầm xuống đất, kéo theo nào sắt, thép, bê tông ập lên người, bỏ mạng trong chốc lát chứ chẳng đùa. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác tác động như nhiệt độ quá nóng, hoặc quá lạnh, tiếng ồn, khói bụi, điện giật, cháy nổ cũng rình rập lấy mạng họ.

Ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm rất mong manh với công việc này. Bù vào đó thì mức lương trung bình cũng đủ hấp dẫn con người ta dấn thân đấy. Từ 31.000USD (tương đương 682 triệu VNĐ) đến 70.000USD (khoảng1 tỷ 540 triệu VNĐ) một năm.

 

9) Chuyển phát nhanh

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

Ngành chuyển phát nhanh có từ lâu đời, nhưng khi bán hàng online phát triển thì ngành này lại được đà tiến nhanh và mạnh. Bên cạnh đảm bảo thời gian giao hàng thì người chuyển hàng cũng gặp không ít rủi ro như bị khách lừa cướp hàng, hoặc là nạn nhân của tội ác khác. 

Cứ tưởng tượng việc giao bánh pizza cho một bữa tiệc của các đại ca bợm nhậu xem, có thể người phát sẽ bị lôi kéo vào làm trò gì không ai biết. Hoặc bưu kiện được giao cho một người khách đang bị căng thẳng, tâm trạng bất ổn thì shipper coi chừng. 

Chưa kể đi ngoài đường trong nhiều lộ trình, rủi ro gặp tai nạn giao thông là điều cũng dễ xảy ra.

Công việc này tuy không tốn nhiều chất xám, nhưng cũng được xếp vào loại tương đối nguy hiểm ở một số quốc gia. Mức lương trung bình hằng năm cũng không cao, chỉ từ 27.000 USD (khoảng 594 triệu VNĐ) đến 35.000 USD (khoảng770 triệu VNĐ).

 

8) Cưỡi bò tót

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

Công việc này trở nên phổ biến vào những năm 90 thế kỷ 20 khi một lời hứa về một khoản tiền mặt lớn cho 8 giây cưỡi trên lưng bò tót. Trên thực tế, để lấy được vinh quang và số tiền hậu hĩnh đó, những đấu sĩ bò tót không thể lường hết những hậu quả nếu thất bại trong quá trình đùa với bò. 

Họ có thể chiến thắng và trở thành đại gia ngay lập tức hoặc cũng có thể nhận lấy đau thương, thậm chí là mất mạng trong tình trạng bị bò húc, quăng quật, kéo lê, giẫm đạp khiến người xem khiếp sợ. Nếu may mắn thoát chết, đấu sĩ bò tót đó cũng mang không ít thương tật, đau khổ về sau. Dẫu vậy khi nhìn vào mức thu nhập trung bình hằng năm của nghề này thì các đấu sĩ như có ma lực hút họ vào. 107.000 USD (khoảng 2 tỷ 354 triệu VNĐ) cơ đấy! Vậy thì làm sao mà bỏ cho được.

 

7) Hướng dẫn viên leo núi

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

Chinh phục độ cao của mấy quả núi là ước mơ của nhiều người, cho dù đó là người chuyên nghiệp hay không chuyên. Với những người leo núi lâu năm tại địa phương, họ có lý do chính đáng thể trở thành hướng dẫn viên leo núi cho những khách ở phương xa đến.

Công việc của họ không chỉ hướng dẫn mà còn mang theo những trang thiết bị nặng nề hoặc thức ăn dự trữ, cũng là người đầu tiên phát hiện ra con đường nguy hiểm và chịu trách nhiệm về sự an toàn của người khác. Với trọng trách nặng nề như vậy, mức lương hằng năm của họ rơi vào khoảng 70.000 USD (hơn 1 tỷ 540 triệu VNĐ).

 

6) Người sản xuất vi mạch

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@depositphotos  

Chúng ta đều thích có laptop và điện thoại thông minh nhưng chi phí sản xuất chúng quả thật cao đấy. Một số hóa chất độc hại như arsenic dùng để sản xuất chip máy tính. Các vi mạch ấy không tác động lên sức khỏe của công nhân làm chip ngay lập tức, nhưng lại có ảnh hưởng lâu dài như sẩy thai, dị tật bẩm sinh, ung thư, bệnh về đường hô hấp. 

Với mức lương 61.000 USD (khoảng 1 tỷ 342 triệu VNĐ) một năm, chắc chắn không đủ để chi phí y tế khi phát bệnh. Nhưng để sống được thì người công nhân phải đánh đổi.

 

5) Phóng viên chiến trường

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@depositphotos  

Đây là một ngành cực kỳ nguy hiểm mà phải rất yêu nghề lắm người ta mới theo nổi. Người phóng viên chiến trường muốn có những tin bài, hình ảnh chân thật phải xông vào trận mạc. Đối diện với nhiều hiểm nguy, gian nan của súng đạn, kẻ thù để có những tin tức nóng hổi về chiến sự, cướp bóc, thương vong. Có thể nói họ cũng là những chiến sĩ thật sự.

Những tin của họ nhiều khi phải trả bằng máu và sinh mạng, để sống sót họ phải tùy cơ ứng biến, phản xạ tốt, nhanh nhạy, có sức khỏe và nhiều kỹ năng khác để tự cứu mình khỏi cái chết. Mức lương trung bình hằng năm là 36.000 USD (khoảng 792 triệu VNĐ).

 

4) Khai khoán dầu

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@Wikimedia 

Là một nhà khai thác dầu ngoài khơi, đồng nghĩa với việc phải đi xa nhà nhiều tháng liền, ngày ngày túc trực tại dàn khoang. Các công nhân khai thác dầu thường xuyên tiếp xúc với chất dễ cháy nhất trên hành tinh. Đôi khi làm việc liên tục 16 tiếng đến 2 ngày liền không ngủ với giàn khoan giữa biển có thể khiến họ kiệt sức hoặc thiếu tỉnh táo. Thỉnh thoảng các vụ cháy dầu, đuối nước hoặc một số bộ phận cơ thể bị hút vào máy móc lại xảy ra. Vì thế công việc này nằm trong danh sách những nghề nguy hiểm nhất Quả Đất vì nguy cơ dẫn tới mất mạng cao. Mức lương trung bình mỗi năm là 70.000 USD đến 140.000 USD (khoảng 1 tỷ 540 triệu đến 3 tỷ lẻ 80 triệu VNĐ) hoàn toàn xứng đáng cho trách nhiệm của họ.

 

3) Đấu vật với cá sấu

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@Depositphotos

Thuần dưỡng một con cá sấu là một chuyện không hề đơn giản, nhưng vì nghệ thuật biểu diễn cảm giác mạnh nên một số diễn viên xiếc không ngại xông pha. Các đô vật cá sấu thường cân sự may rủi khi đem một số bộ phận thân thể mình vào hàm răng sắc lẹm kia, hoặc nghịch đuôi cá sấu, và những việc điên rồ khác với con vật. 

Cá sấu khi thuần dưỡng xong, nó tỏ ra biết nghe lời, bớt hung hăng, thậm chí có tình cảm với con người và không tấn công bừa. Nhưng đôi khi nó khó chịu bất chợt có thể xực ngay chủ mình không cần bận tâm đấy. Hãy nhớ rằng nó vẫn còn thú tính trong người, một con thú với bản chất ăn thịt và săn mồi giỏi thì đừng chọc dai mà hại mình. Mức thu nhập cho công việc đấu vật với cá sấu là xấp xỉ 8 USD/giờ (khoảng 176 nghìn VNĐ).

 

2) Người đốn cây

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@Depositphotos 

Khai thác gỗ là một trong những ngành nguy hiểm nhất vì bạn có nguy cơ chết gấp 20 lần so với ngành khác. Ngoài việc bạn phải đối mặt với máy móc nặng nề mỗi ngày mà còn chịu thêm áp lực từ những cây gỗ lớn. Do đó các trường hợp chết người nếu không gặp nạn với cưa máy thì cũng bị cây to đè. Mặc dù trang bị nhiều bảo hộ lao động nhưng nếu công nhân không đoán đúng hướng cây đổ thì xem như theo tiếng gọi thần chết rồi.
Mức lương trung bình hằng năm 36.000 USD đến 41.000 USD (khoảng 792 triệu đến 902 triệu VNĐ).

 

1) Người đánh cá

Nghề nghiệp, thế giới, rắn, phóng viên, cá sấu

@Corey Arnold  

Bức ảnh kéo cá bằng khung lưới này không hề yên bình và vui vẻ chút nào. Sóng vỗ dữ dội, trời lạnh giá nhưng các ngư dẫn vẫn bất chấp để kéo cá. Công việc này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu trời giông bão, sương mù thì sẽ gặp vấn đề giao thông trên biển. 

Chúng ta thường nghe báo đài nói về những vụ chìm tàu, người mất tích sau những đợt giông dài là vậy. Nếu các ngư dân thoát chết được thì tỉ lệ thương vong cũng rất cao. Nên những gia đình có người thân làm nghề biển, người thì đi biền biệt, người thì ở nhà trông ngóng, cầu an.
Mức lương trung bình mỗi năm kiếm được là 30.000 USD (tương đương 660 triệu VNĐ).

 

Và còn một vài nghề nguy hiểm tương tự mà có thể bạn chưa biết đang diễn ra trên hành tinh xanh này. Hãy xem clip tổng hợp bên dưới nhé:


Chia sẻ bài viết “Những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới” nếu bạn thấy hay nhé. Và còn rất nhiều chuyên mục khác đầy thú vị trên LaLung.vn mà chúng tôi liên tục cập nhật, bạn đừng bỏ lỡ đấy. Chúc bạn một ngày làm việc hết mình và vui vẻ.

Bài viết liên quan: