Thilafushi: đảo chứa rác của thiên đường Maldives

Ngày 05/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nhắc đến hòn đảo chắc chắn ai trong chúng ta đều mường tượng đến một thiên đường xinh đẹp cùng với dòng nước biển trong xanh mát rượi. Tuy nhiên, chẳng mấy ai biết được rằng ở phía tây của thủ đô Malé, nằm ở phần trung tâm đảo Giraavaru thuộc Kaafu Atoll và Gulhifalhu, thuộc quốc đảo Maldives lại được hình thành một hòn đảo nhân tạo mang tên “thành phố bãi rác”.

Bạn sẽ chẳng dám nhìn hoặc nghĩ tới đâu, bởi ở đây chỉ toàn rác là rác. Diện tích trên hòn đảo không làm gì khác ngoài mục đích chứa rác. Rác tự nhiên hẳn là không có hoặc hiếm thấy rồi, còn rác nhân tạo do khách du lịch tạo ra thì khỏi bàn. Điều đáng ngạc nhiên là đảo rác khổng lồ này nằm ngay bên cạnh thiên đường biển xinh đẹp Maldives. Không đâu xa, chúng chỉ cách nhau có vài dặm thôi nên cảnh tượng trái ngược hoàn toàn khiến không ít du khách phải kinh ngạc.

 

đảo

Quần đảo nhiệt đới tuyệt đẹp Maldives nằm ở phía tây nam Ấn Độ được du khách biết đến như những bãi biển đầy cát và nước màu ngọc lam. Chính vì vẻ đẹp và sự mát lạnh của đảo nên thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Nhưng chẳng ai biết được góc khuất của hòn đảo đẹp như tranh vẽ này lại là khu vực chứa rác khổng lồ Thilafushi.

Cách vài dặm về phía Tây Nam của khu vực Maldives và là một trong những hòn đảo đông dân cư nhất trái đất. Đảo nhỏ Thilafushi biến thành bãi rác khổng lồ của thành phố xinh đẹp Maldives. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Thilafushi không phải là một hòn đảo đúng nghĩa.

 

biển

Cách đây hai mươi năm về trước Thilafushi chỉ là một đầm lầy nguyên sơ với chiều dài 7 km và rộng 200 mét. Vào tháng 12 năm 1991 nó được hình thành bởi quyết định của chính phủ quốc gia nhằm giải quyết tình trạng rác thải quá tải ở Malé và những hòn đảo lân cận khác.

Họ tiến hành lấp đầm lầy và biến nó thành một hòn đảo nhân tạo, giải quyết vấn đề ngày càng tăng của việc xử lý chất thải do ngành du lịch gây ra. Trong vòng 1 tháng đầu tiên kể từ khi hình thành, rác bắt đầu xuất hiện. Chuyến rác “khai hàng” gồm hai xe tải hạng nặng, 2 máy xúc và 1 máy lật. Các hố lớn được đào xuống để chứa rác. Và rác thải được nhận từ phía Nam và các hòn đảo có người ở Maldives khác đã được đưa vào hố rác.

Sau đó, họ bắt đầu rải lên bằng một lớp các mảnh vỡ kính này nọ rồi san phẳng chúng bằng cát trắng. Khi nhận thấy vùng đất của Thilafushi bắt đầu phát triển, chính phủ tìm cách cho thuê khu vực này cho các ngành công nghiệp lớn như sản xuất thuyền, đóng gói nguyên vật liệu như xi-măng, hay đóng chai khí mê-tan và các kho chứa có quy mô tương đối rộng.

 

rác

Theo ước tính, ngày nay có tới hơn ba mươi nhà máy đang hoạt động tại Thilafushi. Bên cạnh đó, còn có nhà thờ Hồi giáo và nhà cửa được hình thành. Ở đây không chỉ có rác, con người vẫn sống và sinh hoạt bình thường, theo thống kê có tới 150 người di dân từ Bangladesh tới. Họ chuyên sàng lọc 330 tấn rác xuất hiện mỗi ngày trên hòn đảo này.

Mọi người thử tưởng tưởng, lượng rác là tấn chứ không phải một đôi ba tạ đâu nhé! Vào năm 2005, người ta còn tính rằng có tới 31 ngàn xe tải vận chuyển rác đến đây để đổ rác thải. Chúng được chất từng đống lớn và dùng để tái chế cải tạo đất và mở rộng diện tích của hòn đảo. Nhiều người còn cho rằng, đó là cách để phát triển rộng hòn đảo ra từng mét vuông mỗi ngày.

 

rác biển

Tuy nhiên, không đúng như con người nghĩ, một số chất thải quá tải đã trôi dạt vào đại dương và lềnh bềnh tại bãi biển phía Nam và làm ô nhiễm các điểm lặn trên khắp khu vực. Theo thống kê chính thức, cứ mỗi một vị khách du lịch tới Maldives sẽ cho ra đời 3,5 ký rác mỗi ngày. Con số này gấp đôi so với những người dân sống tại Malé, thậm chí cao hơn gấp 5 lần so với bất kỳ khu vực nào quanh quần đảo Maldives.

Với số lượng rác khủng như vậy thì việc nó trôi dạt vào bờ là điều không thể tránh khỏi. Những rác thải này đều chứa chất độc hại, do đó việc nó làm các điểm lặn hay những khu vực xung quanh bị ô nhiễm là điều hiển nhiên. Hiện nay, chất thải đang trở thành vấn nạn mà chính phủ quốc gia phải nhức nhối. Một phần nhỏ trong đống rác khổng lồ được xuất khẩu sang Ấn Độ để tái chế. Phần còn lại vẫn đang lơ lửng trên đảo và chưa có giải pháp thích hợp.

 

người

Vấn đề rác thải đang ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người tại thiên đường biển Maldives. Thậm chí, nhiều người còn mô tả nó như một “quả bom độc hại” và nó sẽ giết chết con người từ từ thông qua bệnh tật chứ không phải chết liền trong ngày một ngày hai. Không những thế, nó còn được mệnh danh là “ngày tận thế”.

Vào tháng 12 năm 2011, Hội đồng thành phố Malé ra quyết định tạm thời cấm không cho chất thải tới khu vực Thilafushi. Theo nhận định của các chuyên gia có sự đột biến trong đống rác khổng lồ, chúng trôi nổi trên vùng đầm phá và khu vực xung quanh. Nguyên nhân chính là do các thuyền trưởng tàu thuyền không nhẫn nại và kiên trì, họ nhanh chóng vứt bỏ rác thải xuống biển một cách tùy tiện.

 

rác

Thật không thể tin nổi giữa vùng biển được xem là chốn tuyệt vời dành cho du khách khi đến Maldives để tham quan, du lịch lại xuất hiện một đảo rác khổng lồ. Bởi vậy mới nói, không có điều gì tuyệt đẹp hoàn hảo cả. Để giữ một vùng sạch sẽ, thoáng mát thì phải hy sinh một khu vực khác mới có thể kéo dài được sự sạch sẽ đó qua năm tháng.

 

Vừa rồi là những thông tin mới nhất liên quan đến “Thilafushi: đảo chứa rác của thiên đường Maldives”. Có thể bạn sẽ hết hồn và không dám ghé thăm thiên đường Maldives một lần nào nữa sau khi đọc những thông tin này. Dù sao thì Maldives vẫn là thiên đường trong mắt mọi người, có hay chăng chỉ là một góc khuất mà bạn không thể ngờ thôi.

Trên thực tế là Maldives vẫn được gọi là thiên đường tuyệt đẹp, là nơi để chúng ta có thể nghĩ dưỡng và du lịch. Do đó, bạn có thể ngắm Maldives tuyệt đẹp qua đoạn video được giới thiệu dưới đây.

Cả nhà mình đang cảm thấy thế nào sau khi đọc những thông tin gây sửng sốt trên. Hãy để lại cảm nhận của bạn, và đừng quên chia sẻ bài viết đến với tất cả mọi người nhé!

Bài viết liên quan: