Nauru: những sự thật về hòn đảo từng là nước giàu nhất thế giới

Ngày 13/12/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hẳn các bạn đã nghe câu “lên voi xuống chó” rồi đúng không nào? Điều này không chỉ đúng với con người nói riêng mà còn cả một đất nước, một dân tộc nói chung. Nay nước bạn giàu không có nghĩa là ngày mai bạn vẫn giàu. Chính vì thế, giàu hay nghèo khoảng cách nó mong manh lắm các bác ạ! Ví dụ điển hình là hòn đảo Nauru (nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương, nằm giữa trung tâm Australia và Hawaii), nó đã từng là một quốc gia giàu có, có mức sống cao nhất tại Thái Bình Dương nhưng chỉ sau 3 thập kỷ đất nước này lại biến thành quốc đảo nghèo khó nhất thế giới. 

Sự tuột dốc đột ngột của lãnh thổ này khiến nhiều người khá tò mò về những sự kiện xung quanh chúng. Mặc dù diện tích nhỏ thứ 3 trên hành tinh xanh (khoảng 21 km) nhưng dân số quá đông so với diện tích khu vực (9.378 cư dân). Vào thời kỳ đỉnh cao, quốc gia có diện tích khiêm tốn này có lối sống khá xa hoa, giàu có nhờ vào việc khai thác đá phosphate. Nhưng sau đó, nguồn tài nguyên dần cạn kiệt dẫn đến môi trường ô nhiễm. Bần cùng trở nên bế tắc nên cả quốc gia rửa tiền cho Nga và hàng loạt tệ nạn khác diễn ra tại đây. Dưới đây là những sự thực về quốc đảo này mà ít ai ngờ đến. Cùng LaLung.vn khám phá nhé!

 

1) Giàu nhất thế giới vào năm 1980, nhưng đến năm 2017 nó là một trong 5 nước nghèo khổ nhất.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng


Hình bên phải mà chúng ta đang nhìn thấy là huy hiệu và quốc kỳ của Nauru, còn bên phải là đồ thị bản đồ thế giới. Chỉ cần nhìn vào hình bạn cũng có thể tưởng tượng được sự tuột dốc không phanh của đất nước này. Lý do nó trở thành vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới là nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (cụ thể là đá phosphate). 

Vào năm 1900, nhà thăm dò là Albert Fuller Ellis đã tìm thấy trữ lượng lớn Phốt phát tại Nauru. Sau đó, công ty Phosphat Thái Bình Dương tiến hành hợp tác với Đức và khai thác tài nguyên này lần đầu tiên vào năm 1907. Cho tới năm 1975, quốc gia kiếm được 2,5 tỷ USD và đem lại thu nhập cao nhất cho mỗi cư dân trên thế giới. 

Điều đáng ngạc nhiên hơn, chính phủ không thu thuế cá nhân tại Nauru. Ngược lại, họ còn cung cấp các dịch vụ thiết yếu miễn phí gồm: chăm sóc sức khỏe toàn diện, di chuyển bằng xe bus thậm chí dạy học miễn phí. Nếu người dân nào trên quốc đảo này mắc phải chứng bệnh khó chữa, chính phủ sẽ sẵn sàng trả chi phí để đưa họ đến Úc. Ngoài ra, các sinh viên tại Nauru còn được học miễn phí tại Úc nếu đủ tiêu chuẩn. Nhà ở của chính phủ cũng chỉ dưới 5 USD.

Bạn có nghĩ rằng đây là thiên đường đáng sống nhất Trái Đất không? Chắc chắn rồi, đời sống luôn ở mức cao, chính phủ lại quá ư là ưu đãi. Và tất nhiên là sẽ thu hút người ngoại địa đến lưu trú, còn người bản địa thì chỉ việc mà hưởng thụ sự sung sướng thôi. Nhưng nguồn tài nguyên nào cũng vậy, khi đã có khai thác thì chắc chắn sẽ có sự hao mòn và cạn kiệt. Các mỏ phosphate bắt đầu giảm đáng kể, điều này kéo theo hệ lụy của nó.

 

2) Nauru bắt đầu hứng chịu những trận hạn hán liên tục. Và một lý thuyết cho rằng chúng là “Hiệu ứng lò nướng”. Điều này có nghĩa là những cơn mưa bị thổi bay do không khí nóng trào ra từ hòn đảo ngày ngày khai thác mỏ.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Bất kỳ một khai thác tài nguyên nào trên thế giới cũng gây ra hậu quả của nó. Nặng hay nhẹ thì tùy theo mức độ có tâm và không có tâm của các nhà khai thác, còn đa số là vẫn để lại hệ lụy của nó. Tất nhiên đảo Nauru cũng không ngoại lệ, việc khai thác phốt phát (kết quả của việc chim thải phân (guano) trong vài nghìn năm) rộng rãi trên lãnh thổ. Điều này dẫn đến gần 80% diện tích của hòn đảo trở nên chết đi bởi con người không thể ở được, và nó được bao phủ bởi các cột san hô cổ.

Nơi đây còn được mô tả như một quang cảnh cằn cỗi của những tảng đá vôi lởm chởm. Để lấy được nguồn tài nguyên mọi công nhân cần bóc toàn bộ đất rồi tách chúng ra khỏi những cột san hô cổ. Do đó, khi phốt phát được lấy đi chỉ còn những vỉa san hô cao lởm chởm cùng với các khoảng đất lõm giũa chúng. Địa hình dở khóc dở cười này khiến con người hay cây cối đều không thể sống nổi.

Hơn thế nữa, môi trường nước hay môi trường không khí cũng bị ô nhiễm theo. Vì thế, dân số của hòn đảo chỉ còn cách tập trung lại và sống ở ngoài rìa mà thôi.

 

3) Vào đầu những năm 90, khi nguồn phosphate bắt đầu cạn kiệt. Chính phủ đã cố gắng tạo ra thu nhập bằng nhiều cách. Nhưng tiền không thấy vô mà chỉ thấy ra. Một trong những kế hoạch của chính phủ là đầu tư vào chương trình ca nhạc kịch.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Hết phosphate thì việc chính phủ nghĩ ra cách kiếm thêm tiền để ổn định mức sống của người dân trên lãnh thổ của mình là chuyện bình thường. Nhưng bạn sẽ thấy buồn thay vì hy vọng bởi đôi khi không biết cách kiếm tiền hay khai thác sai cách cũng là một vấn đề lớn. Một trong những cố vấn tài chính của chính phủ trước đây là người hướng dẫn cho một ban nhạc Pop của Anh, ông cũng là người đồng sáng tác một vở nhạc kịch do đó các cố vấn tài chính thuyết phục chính phủ tài trợ cho chương trình.

Vở nhạc kịch được dựa trên cuộc đời của họa sĩ Leonardo Da Vinci và có tên gọi “Leonardo the Musical: chân dung tình yêu”. Buổi biểu diễn ra mắt ở London vào tháng 6 năm 1993, và phần lớn khán giả đã ra về trước khi màn trình diễn kết thúc. Thực tế, chính phủ đã bị các cố vấn tài chính lừa. Vụ việc này tiêu tốn hơn 7 triệu USD hiện nay. 
Chưa hết đâu mọi người ạ, chính phủ Nauru còn bị rơi vào cảnh lừa đảo khi đầu tư vào năm 1992. Sau vụ việc chính phủ mất tiêu 30 triệu USD. Các vụ việc lừa đảo này có liên quan đến những ngân hàng được cho là siêu giàu. Các nhà đầu tư vẽ ra các viễn cảnh để thu hút chính phủ Nauru ngây thơ. 

 

4) Các kế hoạch kiếm tiền khác do chính phủ đưa ra bao gồm sản xuất bàn cà phê và thậm chí có thêm ngành tình dục bằng điện thoại (gái mại dâm).

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

 Theo một quan chức chính phủ Nauru cho biết, đã có một số cuộc thảo luận về việc cho phép dùng mã số điện thoại dành riêng cho đường dây chuyên về nhu cầu tình dục. Vào năm 2000, Nauru còn nghiên cứu đề xuất việc cắt tấm đá từ đỉnh núi đá vôi trên đảo, rồi dùng chúng để chế tạo ra chiếc bàn cà phê. Sau đó có thể bán chúng ở các nước phương Tây. 

Thậm chí, họ còn kiếm tiền bằng cách công nhận Kosovo là quốc gia độc lập vào năm 2008, Abkhazia và Nam Ossetia là khu vực ly khai của Gruzia vào năm 2009. Sau vụ công nhận này, Nauru đã nhận được 50 triệu đô la Mỹ tiền viện trợ nhân đạo như một sự giao dịch. Tiếp đến, vào ngày 17 tháng 7 năm 2008, chính phủ tuyên bố một chương trình cải tiến cảng và dùng 9 triệu USD Mỹ được Nga viện trợ.

 

5) Một trong những cách để chính phủ Nauru kiếm tiền khá thành công đó là cung cấp cho các nước khác cơ hội thành lập ngân hàng trên đảo. Nauru còn chuyên về “Ngân hàng ảo” nghĩa là chúng chỉ tồn tại trên giấy tờ. Các ngân hàng chỉ là công ty vỏ bọc ở Nauru, không có yêu cầu hay tiêu chuẩn nào trong việc ghi lại các giao dịch, khiến cho nó trở thành dịch vụ rửa tiền.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Trong thập niên 1990, Nauru trở thành thiên đường thuế và họ kiếm tiền bằng cách cấp hộ chiếu cho những công dân nước ngoài cũng như người muốn đến đây cư trú. Đổi lại họ phải nhận được một khoản tiền xứng đáng. Không những thế, Nauru còn được xác định là một trong 15 đất nước không hợp tác trong cuộc chiến chống rửa tiền. Tính đến năm 2000, Nauru có ít nhất 400 ngân hàng ảo nằm trên đảo. Toàn bộ hệ thống ngân hàng này chỉ nằm trên máy tính, giấy tờ chứ hoàn toàn không có thật.

 

6) Luật ngân hàng cực kỳ lỏng lẻo khiến cho nó trở thành địa điểm lý tưởng để tẩy rửa tiền của Mafia quốc tế, đặc biệt là Nga. Vào năm 1998, họ thành lập ngân hàng ảo rồi rửa lên đến hơn 70 tỷ đồng.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng 

Vì là thiên đường miễn thuế nên chỉ cần 5.860 USD lệ phí mở trương mục cộng với 4.980 USD phí bảo quản hằng năm bạn có thể cất giữ, gửi đến hoặc rút ra hàng tỷ USD qua mã số tài khoản được bảo mật tuyệt đối. Luật ngân ngàng lỏng lẻo nên chỉ trong vòng 2 năm đã có tới 170 tỷ USD đi qua trung tâm rửa tiền Nauru, mà chủ yếu là Nga. 

Tuy nhiên, hòn đảo khô cằn này lại là nguyên nhân làm nền kinh tế của nước Nga hầu như bị tê liệt. Vào năm 2000, hơn một nửa trong số 400 ngân hàng chỉ là vỏ bọc trên quốc đảo này chủ yếu là khách hàng đến từ Nga. Bởi vì quốc gia chẳng cần đến hồ sơ về giao dịch và cũng chẳng cần đến thuế dịch vụ nên thu hút Mafia quốc tế rửa tiền là đúng rồi.

Quy trình chuyển tiền như sau, đầu tiên là từ Matxcơva chuyển qua mạng điện tử theo dạng tái đầu tư mà khách hàng nói đó “hoàn toàn trong sạch”, và chúng không bị đánh VAT. Trường hợp làm ăn này cũng giống với Hong Kong thời thuộc Anh trước đây hay quốc gia nhỏ bé Andorra hiện nay vậy.

 

7) Vào năm 2000, tổng thống Bernard Dowiyogo kiếm tiền bằng cách yêu cầu bộ tài chính Hoa Kỳ phải chi 10 triệu USD nếu muốn hệ thống ngân hàng Nauru được cải cách.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Đây quả là điều không thể tin nổi, chính sách quốc gia của mình sẽ được thay đổi nếu được trả tiền ư? Đó là điều điên rồ nhất có lẽ ai trong chúng ta cũng phải ngạc nhiên. Thế nhưng đó hoàn toàn có thật tại đất nước cằn khô sỏi đá Nauru. Tổng thống đã viết một bức thư yêu cầu Hoa Kỳ chi 10 triệu USD, đổi lại ông sẽ tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng. 

Lý do có sự việc này đó là vụ bê bối rửa tiền vào năm 1999, ngân hàng Nauru đã rửa sạch 7 tỷ USD. Do đó, Hoa Kỳ gây áp lực lên Nauru và yêu cầu quốc đảo này cần thay đổi chính sách. Trong bức thư, tổng thống còn nói một cách đơn giản đó là số tiền 10 triệu USD chỉ để bồi thường thiệt hại cho Nauru do những lời cáo buộc không đáng để lo ngại về dịch vụ rửa tiền.

Đáp lại yêu cầu vô lý của tổng thống Nauru, phó thư ký của Bộ Tài chính New York cho rằng, Nauru sẽ không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ phía Mỹ, và cũng đừng mơ điều đó sẽ xảy ra. Thay vào đó, Nauru còn bị áp đặt một số chế tài khá khắc nhiệt, có thể nói là hà khắc nhất đối với bất kỳ nước nào. Các ngân hàng phương Tây sẽ không cho phép sự giao dịch nào liên quan đến Nauru.

 

8) Vào năm 2001 Úc đã từ chối người nhập cảnh lên đất nước mình nên đã thỏa thuận với Nauru xây dựng trung tâm giam giữ tại quốc đảo này và thường xuyên cung cấp viện trợ. Tuy nhiên, những người tị nạn sống ở trong trung tâm bị lạm dụng tình dục, bị đối xử như những tên tội phạm hơn là người tị nạn.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Tiền viện trợ kể cả tiền xây dựng là do Úc chi trả, nhưng người điều hành lại là Nauru, do đó khi sống trong trung tâm này nhiều người đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đã phải sống trong cảnh khốn khổ, còn khổ đau hơn cả tù đày. Theo thông tin, có 434 ngườ tị nạn đang sinh sống trong trung tâm giam giữ Nauru. Ngoài ra còn có hơn 2 ngàn người hiện đang sống ở những trại tị nạn trên quốc đảo Manus của Papua New Guinea và những nơi khác. 

Úc đã chi trả gần 10 tỷ USD trong vòng 4 năm khi trại giam giữ được hình thành. Thế nhưng, những người tị nạn thường xuyên bị hành hạ, tấn công tình dục, đối xử dã man con ngan. Và những kẻ quái thú này không ai khác đó chính là nhân viên trong trại. Họ mang cái mác là bảo vệ và trông nom, chăm sóc những người tị nạn nhưng lại có những hành động tàn ác. 

Theo nguồn tin bị rò rỉ, những nạn nhân trong trại không được chăm sóc đàng hoàng dẫn tới cái chết. Những hành vi thú tính như tra tấn hay lạm dụng tình dục khiến nhiều người tự sát hoặc trở nên điên rồ, sống trong khổ đau. Thế nhưng, chính phủ Nauru cũng không hề quan tâm đến việc này, và đồng thời không tiếp người làm truyền thông khiến vụ việc vẫn diễn ra mà không ai hay biết. 

 

9) Vào năm 2014, Nauru làm khó cho các nhà báo nước ngoài khi tăng chi phí xin thị thực từ 200 USD lên tới 8.000 USD. 

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Không chỉ số tiền xin được cấp thị thực để ghé thăm Nauru tăng tới mức chóng mặt mà họ còn vô lý ở chỗ, mỗi một visa chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 3 tháng và phí làm visa sẽ không hoàn lại nếu đăng ký không thành công. Và còn phi Lý Nhã Kỳ hơn nữa là hầu hết mọi người đều đợi dài cổ mà vẫn không được đăng ký thành công. 

Nguyên nhân xảy ra vụ việc ly kỳ này là chính phủ Nauru muốn gây khó khăn cho giới truyền thông, ngăn cấm họ không được đặt chân hay moi tin nào từ trung tâm giam giữ người tị nạn. Đây vừa là cách kiếm tiền khá khôn ngoan và cũng là cách để giấu nhẹm mọi góc khuất về đất nước tồi tệ và tồi tàn của mình. Dĩ nhiên, cách làm của chính phủ Nauru không được quốc gia nào chấp nhận, nhưng biết phải làm sao khi họ đưa ra quy định như vậy.  

 

10) Tổng thống Nauru cho biết đất nước này đang lên kế hoạch để phục hồi đảo. Ước tính sẽ phải chi 300 triệu đô la và mất 20 năm mới có khả năng hoàn thành.

Nauru, Thái Bình Dương, New York, Nga, ngân hàng

Như thông tin chúng tôi vừa khái quát về đất nước Nauru trên hẳn bạn cũng biết được đôi điều. Từng là nước giàu lên nhờ khoáng sản, nhưng cũng vì tài nguyên thiên nhiên ban tặng được khai thác quá cạn kiệt và để lại hậu quả nặng nề nên nó biến thành quốc đảo nghèo nhất quả đất chỉ trong vòng mấy năm. 
Vì quá khó khăn nên chính phủ Nauru liên tục nghĩ ra cách kiếm tiền, mà thường thì trong lúc hoạn nạn con người ta trở nên ngu si và không từ một thủ đoạn nào. Nhưng đã đến lúc đất nước này cần phải được thay đổi và phục hồi. Thứ nhất là về đất đai, dĩ nhiên điều này khó có thể cải thiện được và nó chỉ có thể trở thành bảo tàng giúp thế hệ tương lại học được bài học quý giá khi nhìn vào mà thôi.

Thứ hai là về kinh tế, con người ở đây cần phải có việc làm bởi “Nhàn cư vi bất thiện”, và những công việc bênh dịch vụ tàu biển như đánh bắt cá hay hàng không được khuyến khích, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hơn thế nữa, vào năm 2016, tổng công ty Nauru Rehabilitation Corporation (NRC) cho biết họ đang tập trung xây dựng các đê biển  để ngăn chặn sự xói mòn ở bờ biển. NRC cho biết họ sẽ thiết lập dự án trồng cây sau khi xây dựng xong đê biển. 

Thật khó mà tưởng tưởng được, thiệt hại của việc khai thác mỏ khoáng sản trên đất nước Nauru đã ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống người dân nơi đây cũng như nền kinh tế Nga, Mỹ quá nặng nề. Chưa kể, Nauru còn là nước có tỷ lệ người mắc bệnh béo phì cao nhất trên thế giới, điều này dẫn đến mức độ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao nhất thế giới. Tuổi thọ của quốc đảo này cũng chỉ dừng ở mức 60 tuổi. 

Một quốc đảo nhỏ nhưng “Nauru: những sự thật về hòn đảo từng là nước giàu nhất thế giới” cũng khiến bạn khó có thể tin được, mặc dù chúng hoàn toàn là thực tế. Đó cũng là bài học dành cho tất cả các quốc gia trên thế giới nếu chỉ biết sống nhờ vào tài nguyên thiên nhiên mà không chịu vận động trí não. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa cả thế giới sẽ ngước nhìn quốc đảo này bằng con mắt khác theo hướng tích cực hơn. 

 

Chưa hết, chúng tôi sẽ cho các bạn xem về đoạn video của trẻ em tị nạn trong trung tâm giam giữ Nauru để bạn hiểu thêm cuộc sống khắc nghiệt của dân tị nạn là như thế nào?

Có những sự thật đằng sau một đất nước từng là thiên đường đáng sống cho đến khi trở thành nước nghèo nhất thế giới mà nhiều người không biết. Và những sự thực này đáng để được truyền đi để làm kinh nghiệm, bài học xương máu cho nhiều quốc gia nói chung và bản thân mỗi người nói chung. Do đó, trước khi rời khỏi bài viết đừng quên chia sẻ thông tin này đến với tất cả mọi người nhé!

 

Bài viết liên quan: