Những thành phố bền vững trong tương lai theo một kiến trúc sư

Ngày 27/01/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Bạn có biết đại dương chiếm 2 phần 3 bề mặt Trái Đất, còn lại 1 phần 3 là đất liền và loài động vật bậc cao như con người đa số đều sống tại mặt đất.

Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy nơi mình sống quá chật chội, nóng nực và mong muốn có chỗ nào rộng rãi hơn như kiểu Robinson ở đảo hoang chẳng hạn, thì bạn đã đọc đúng bài rồi đấy.

Tưởng tượng trong tương lai sắp tới đây, sẽ có cả một thành phố cực bền vững mọc lên ở lục địa thứ 7 ngoài đại dương mênh mông. Chúng ta cũng biết cả thế giới này có sáu châu lục thôi là: châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, châu Âu và châu Đại Dương. Đó là phần đất liền được biển bao quanh.

Và nếu con người cải tạo được vùng nước mặn của biển thành nơi sinh sống thì đó chính là “lục địa thứ 7”. Một lục địa không thuộc quyền sở hữu của riêng nhà nước nào. Hấp dẫn chưa? Đọc tiếp đi!

 

Kiến trúc 3D

Theo kiến trúc sư Vincent Callebaut người Bỉ, ngụ tại Paris (Pháp), ông đã công khai phát minh này qua hàng loạt các bản vẽ về thành phố nổi trong tương lai. Hình dáng như bạn thấy đấy, vô cùng hiện đại và có sự bền vững như công trình đến từ thế kỷ 22. Vị kỹ sư xây dựng này gọi nó là các thành phố của “ocean scrapers”.

Sơ lược gốc gác của ông công trình sư này một chút nào! Đây là một nhà thiết kế công trình nổi tiếng với các dự án sinh thái thân thiện với môi trường sống. Những giải thưởng mà ông có cũng tạm rực rỡ. Ví dụ như:

- Giải quán quân cho tháp nhà sang trọng ở Đài Bắc, Đài Loan năm 2010.

- Giải nhất tại Royal (Pháp) cho phao bơi giải nhiệt năm 2009.

Và trên hết, ông có tiếng vang nhờ thiết kế thành phố nổi mà bạn đang đọc đây. Thật là ngưỡng mộ ông bạn chuyên gia nhà ở này quá!

Bằng một sự kỳ diệu nào đó, kỹ sư xây dựng người gốc Bỉ cho chúng nổi ngoài khơi của biển Rio de Janeiro như những chiếc thuyền, không chỉ nổi một thời gian ngắn mà nó còn trường cửu với thời gian. Dự tính đến năm 2050, người ta bắt đầu xây dựng môi trường ngâm trong nước này.

 

Kiến trúc từ loài sứa

Lấy ý tưởng từ hình dáng loài sứa pha lê (tên tiếng Anh là Aequorea Victoria), hình dáng của nó trong suốt, có khả năng phát sáng trong đêm và đặc biệt là xúc tu dài mềm mại. Thế là một trang trại dưới nước cũng được ăn theo cái tên loài sứa ấy: Aequorea.

Bạn có biết, khối lượng chất thải rắn và nhựa lên đến hai trăm sáu mươi chín triệu tấn, tuổi đời phân hủy lên đến hàng triệu năm (công nhận siêu bền vững!) và 10% trong số chất phế phẩm ấy nằm ở ngoài khơi xa. Bởi vì sự vô tình của con người đối với thiên nhiên nói chung và biển xanh nói riêng, số chất thải bị kẹt ở các dòng hải lưu và bất đắc dĩ trở thành bãi rác không đáy của nhân loại.

Nhưng việc tái sử dụng lại rác thải là một bài toán không quá khó, vui hơn khi nó dùng làm nhà ở. Chất liệu tạo nên thành phố Aequorea là composite tổng hợp từ tảo biển và rác thải rắn (lon, bao bì, túi xách,… được nghiền thành hạt). Cuối cùng tạo thành một lớp keo kéo thành những sợi sinh thái thân thiện với môi trường.

 

In 3D

Phác thảo khung sườn của vùng nổi trên mặt nước mặn trên máy tính. Sau đó tiến hành dùng máy in 3D để dựng nên từng kiến trúc nhà nổi trên biển như thế này đây. Có thể nói, trí tưởng tượng phong phú của một kiến trúc sư có thể nâng được cả thị thành nổi lên mặt đại dương như chơi.

Tới đây, chúng tôi chợt nhớ ra trong quá khứ đã từng có thành phố chìm trong biển, đó là Atlantis. Mặc dù không biết nó là sự thật hay lời đồn đoán, nhưng cũng tốn hao không ít giấy mực của cánh báo chí.

 

Từ cung

Quay trở lại những thành phố bền vững trong tương lai theo một kiến trúc sư người Bỉ, một môi trường sống tự cung tự cấp sắp ra đời. Nơi ở mới có cây xanh, thủy hải sản bắt ăn liền, không phải hít khói bụi của thành thị trong đất liền nữa. Đây chính là chỗ lý tưởng cho hàng trăm ngàn người đến làm nghiên cứu khoa học. Không những vậy, sức chứa mỗi ngôi làng là 20.000 người, tổng diện tích 1.375.000 mét vuông, còn trị giá cả công trình thì mắc lắm. Thôi, giữ bí mật!

Mô đun dự án này sẽ có các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, nhà máy tái chế, khách sạn, giáo dục, các phòng thể thao, trang trại nuôi thủy sản kết hợp với trồng cây (tiếng Anh gọi là Aquaponic).

Các trục xoắn của tháp dùng để chống lại áp lực của nước đứng yên. Khối hình dáng của xì phố này lại cho phép nó vững vàng trước biển động, không bị chông chênh, xây xẩm cả kiến trúc. Đảm bảo sự vững vàng tối đa trong các thiên tai, bão lũ hoặc động đất. Wow, hẳn là đứa con tinh thần của anh kỹ sư công trình sẽ làm nở mày nở mặt cha nó lắm đây mà!

 

Tua bin

Dưới lòng biển sâu, một tua bin nước có thiết kế như hình ngôi sao đã cách điệu. Ngôi sao này biến các dòng nước mặn thành năng lượng điện, nằm ngay tâm điểm phía dưới trục xoắn. Tua bin nước tận dụng nhiệt độ ở các tầng nước có độ ấm, lạnh khác nhau để bơm lên khu đô thị hiện đại, năng lượng điện được duy trì liên tục.

 

Làm nước ngọt

Để làm ra nước uống và nước ngọt nuôi trồng thủy sản, các nhà máy điện chuyển đổi năng lượng (gọi tắt là OTEC) sử dụng một áp lực mạnh để chống lại sự thẩm thấu, tách muối ra khỏi nước qua một màng bán thấm.

 

Ống thông khói

Còn đối với không khí thì sao? Nó được duy trì một cách tự nhiên thông qua ống khói gió phân bổ bốn nhánh xoắn của từng tháp, hoặc nhờ các trạm ôxy qua điện phân nước biển.

Đối với điều khiển khí hậu và nhiệt độ, tại thủy phủ này chúng ta không cần dựa vào ông trời nữa. Vì tận dụng được nguồn vi tảo phát triển trong các bức tường hồ nuôi cá, hấp thụ cacbon điôxít qua hơi thở của con người. Những phản ứng sinh học của tảo xanh còn tạo ra chất thải rắn hoặc lỏng, có thể tái sử dụng để tạo ra năng lượng nhờ sự quang hợp.

 

Thức ăn

Đối với lương thực, thực phẩm còn tuyệt vời hơn nữa. Đề án cũng nói ra sẽ phát triển tảo, sinh vật phù du trong biển, động vật thân mềm chứa nhiều chất khoáng, chất đạm và vitamin. Các rạn san hô dưới nước hoặc ở ban công, sẽ góp phần trở thành vườn ươm cho động vật và thực vật thủy sinh đa chủng loại.

 

Cấu trúc nhà kính

Trên mặt nước, kiến trúc đô thị thú vị nổi lên với hình dạng bốn vỏ ốc chất liệu tái chế từ rác. Thâm canh nông nghiệp theo kiểu nhà kính mở rộng, sản phẩm thu được là các loại rau và cây ăn trái. Cá được đánh bắt ngay tại căn hộ xinh đẹp của mình, “ý là từ đại dương”. Mô hình sống tự cung tự cấp này làm ta liên tưởng đến mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) quá đi mất, nhưng bạn có thấy ham thích cuộc sống ở biển hơn không?

Khái niệm “bao bì” đã mất tăm khỏi cuốn từ điển, các sản vật thu được sẽ vận chuyển “nóng” bằng xe container chạy bằng nhiên liệu sinh học, nó được tổng hợp từ tảo hoặc khí hydrocacbon từ chất thải nhà kính.

 

Nghiên cứu các phân tử từ sinh vật sống

Các nhà khoa học đã sản xuất được nhiên liệu sinh học nhờ chiết xuất hydro và cacbon trong nước biển qua áp lực thẩm thấu. Lúc này, cacbon điôxít được bơm ra khỏi vùng biển khơi.

Tiếp tục nghiên cứu các phân tử từ sinh vật sống dưới nước để chữa bệnh, đặc biệt là con sao biển có hoạt chất giúp trị ung thư, chất chiết xuất từ cá trích chữa bệnh thế kỷ HIV/ADIS.

Họ cũng sáng tạo ra được chất keo thần kỳ bám được trong nước bằng cách tổng hợp các protein của một loại trai, chất đạm đó tạo ra loại keo đặc biệt, thân thiện với môi trường, bền bỉ trong nước biển.

 

Nhà

Phân chia các căn hộ bằng chất liệu chitin (công thức hóa học là: (C8H13O5N)n). Là một dạng polymer chuỗi dài dẫn xuất glucose, hoạt chất chiết xuất từ vỏ của động vật họ giáp xác như tôm hùm. Sàn nhà bạn đang thấy trông giống gỗ nhưng thực tế không phải nhé! Đó là tinh chất từ vi cá mập ở quần đảo Galapagos (thuộc Nam Thái Bình Dương). Do đó bạn không cần phải dùng các chất vệ sinh, sàn sạch như mới mà không độc hại đâu!

Sẽ không lâu nữa, người dân ở nơi khác có thể tranh nhau mua đất sống ở vùng biển xinh đẹp của Brasil này. Lúc đó họ sẽ thoải mái khám phá vùng biển khơi mà không cần phải đi đâu xa. Mỗi cụm thành phố sẽ có tổ chức hành chính: phường, quận, thị trưởng, và các sở ban ngành phục vụ đời sống nhân dân.

Hứa hẹn mai mốt sẽ có nhiều tòa cao ốc nổi lên cạnh tranh với những tòa nhà chọc trời nổi danh chưa bị chìm trong đất liền. Dự kiến đến năm 2065, đề án thành phố bền vững trong tương lai qua tưởng tượng của một kiến trúc sư sẽ đi vào hoạt động.

 

Có thể bạn đã biết (hoặc chưa biết), trên thế giới đã có nhiều loại hình chỗ ở khá thú vị. Chẳng hạn như ngôi nhà Doremon, nhà di động, nhà trên cây và nhiều công nghệ tiến bộ cho những căn hộ đặc biệt này. Thế mới biết, để có nhiều công trình kiến trúc không nằm mãi trong hình dung con người, vai trò của kiến trúc sư to lớn đến nhường nào.

Và đây là thành phố trong năm 2050 của Pháp, tác phẩm kiến trúc khác của Vincent, trông nó như là bản sao của thành phố nổi ở trên vậy. Bạn xem nhé!

Nếu bài viết thực sự cuốn hút bạn, hay bạn cũng thèm khát sống trong môi trường như thế này, vậy thì đừng ngại chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!

Nguồn hình: @huffingtonpost.com

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT