Động vật hoang dã hài hước: cuộc thi những bức ảnh buồn cười nhất

Ngày 11/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Rừng được coi là hệ sinh thái, là lá phổi xanh của Trái Đất. Đồng thời nơi đây còn là môi trường sống của rất nhiều động vật hoang dã. Được biết đến như một chương trình phủ sóng toàn cầu mang tên “Nhiếp ảnh động vật hoang dã 2017” song không chỉ để lại vô vàn tấm hình ngàn năm có một, đây còn là một dịp để thể hiện sự chung tay, góp sức bảo vệ một môi trường sinh thái xanh của thế giới.

Các tay máy đã phải làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ, dành rất nhiều thời gian, tiền bạc đôi khi là cả máu và nước mắt để có thể sở hữu một bức ảnh bắt trọn từng khoảnh khắc vô giá của những anh bạn “trời ban” này. Và tất nhiên, trong quá trình làm việc của mỗi người, họ đã phải học cách thích ứng kịp thời, cách đối phó với những sự nguy hiểm luôn rình rập trong môi trường hoàn toàn thiên nhiên ấy.

Đây là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức, đã có rất nhiều giải thưởng, đã có rất nhiều tay máy chạm tay được vào mơ ước của mình. Sau tất cả, thì đây vẫn là một cuộc thi nhân văn và đậm chất nghệ thuật. Hãy cùng LaLung.vn điểm qua “Động vật hoang dã hài hước: cuộc thi những bức ảnh buồn cười nhất”.

 

D9ộng vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Yamamoto Tsuneo

Người sáng lập ra giải thưởng mang tầm cỡ thế giới này chính là hai nghệ sĩ có tiếng trong nghề mang tên Paul Joynson-Hicks và Tom Sullam. Đây không chỉ là dịp các người săn khoảnh khắc thể hiện tài năng của mình mà đây còn là cơ hội để truyền bá tư tưởng bảo vệ những người bạn sinh sống trong rừng một cách tốt và hiệu quả nhất. Tuy dự án mới được khởi xướng nhưng đã nhận về một lượng khủng người tham gia. Bức hình “tôi ổn” của anh bạn treo mình trên cây, tay ra ký hiệu “ok”  và màn tạo dáng vô cùng khéo này là thành phẩm của Yamamoto Tsuneo tại khu bảo tồn Analamazaotra, Madagascar.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Katarina Denesova

Vẫn giữ Format cũ, mỗi mùa giải sẽ có một chủ đề, phong cách riêng và tiêu chí của năm 2017 chính là làm nổi bật sự hài hước, vui nhộn của loài thú. Rất nhiều bức ảnh đã được gửi về với vô vàn biểu cảm vô cùng tự nhiên của các sinh vật và anh bạn cú trong hình này là một ví dụ điển hình nhất. Chỉ là một đêm khó ngủ và cậu ta xuống phố đi bộ nhưng vô tình gặp các tay máy chuyên nghiệp. Chính sự “điềm tĩnh” khi đứng chắn trước xe thế này làm các nhiếp ảnh được phen… hú hồn.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@george cathcart

“Mày vừa đi phẫu thuật thấm mỹ đấy à? Thật không thể tin nổi!”

Đây là một trong pha săn ảnh thành công nhất của George Cathcart khi bắt được hai anh bạn hải cẩu đang được dịp diễn sâu này tại San Simeon , California, Mỹ.

Hai anh em Paul Joynson-Hicks và Tom Sullam đã nỗ lực rất nhiều để có thể truyền thông điệp bảo tồn những động vật hoang dã trên toàn thế giới đến với tất cả mọi người. Phải làm sao để có thể duy trì sự đa dạng sinh học vốn có từ những ngày sơ khai trong khi có quá nhiều người đặt lợi ích nhỏ bé của mình lên trên và vô hình tạo ra tác hại vô cùng lớn lên “quả cầu xanh” khổng lồ này.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Andres Vejar

Đây cũng là một trong số 2200 bức hình được gửi đến cuộc thi vào năm 2016. Chẳng cần đến Internet hay smart phone anh bạn cú này vẫn bắt kịp trào lưu và xu hướng của giới trẻ và thậm chí còn góp phần làm hot trend này trở nên đình đám. Chiếc lông vũ che đi nửa khuôn mặt và một ánh mắt đầy lạnh lùng với một châm ngôn sống “Phải đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu” đã được anh bạn cú gửi gắm đến cả thế giới.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Gill Merritt

Cuộc thi rất thành công khi nhanh chóng nhận về một lượng lớn các tác phẩm dự thi. Đã có những lúc đỉnh điểm lên tới cả trăm nghìn tấm. Và hơn cả là các nhiếp ảnh trên toàn thế giới đều hội tụ đủ, hơn 75 quốc gia có đại diện đề cử. Hình ảnh chú sư tử được dịp ngáp ngắn, ngáp dài vẫn còn trong tình trạng ngái ngủ này đã trở thành tấm hình bị chế troll rất nhiều trong cùng thời điểm đó. Lần sau phải che vào nha anh bạn!

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Nadav Bagim

Các nhà chức trách trong khâu tổ chức đã phải chuẩn bị rất chu đáo và để mỗi năm vừa có thể giữ được cái hồn đúng chất của cuộc thi lại vừa thổi một làn gió mới. Họ đã cải thiện và đề xuất rất nhiều mục mới để người tham gia có thể linh hoạt lựa chọn.

Bức hình zoom cận cảnh chú kiến này đã được cộng đồng mạng xôn xao là phiên bản đời thực của Pikachu.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Douglas Croft

Nhiếp ảnh gia Sullam-người đồng sáng lập giải thưởng danh giá này đã từng đề cập rằng: để bảo tồn những loài thú cộp mác thiên nhiên chúng ta phải đấu tranh và chống chọi với rất nhiều cạm bẫy khác nhau và một trong số đó chính là các phương tiện truyền thông. Đây sẽ là giải pháp vô cùng hiệu quả, nhanh chóng và đem lại những cái nhìn tích cực nhất. Không chỉ vậy nó còn là một mũi tên trúng hai đích khi vừa có thể nhắc nhở công chúng lại vừa mang tính giải trí cao cho các khán giả.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Andrey Giljov

Anh bạn chuột túi đang bận múa võ rất chất “Kungfu” ở Australia được ghi hình lại bởi Andrey Giljov.

Nhiếp ảnh gia Sullam,  người đồng sáng lập cuộc thi những bức ảnh buồn cười nhất này đã từng có một chuyến đi trải nghiệm thực tế. Ông đã tạm biệt Anh Quốc thân thương để đến với cao nguyên Tanzania. Chính tại đây, ông đã thấy được những tác hại của con người gây ra đã và đang tác động trực tiếp đến lá phổi xanh của toàn cầu và hệ sinh thái động thực vật. Chính vì vậy, không thể làm ngơ ông đã tổ chức ra giải thưởng này.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Graeme Guy

“Kìa anh bạn, cần xuống đâu để tôi giúp. Ở đây không có đường bay hạ cánh đâu!” Anh bạn hươu cao cổ ở Kenya dưới góc nhìn trùng hợp đầy thú vị của Graem Guy.

Sullam còn cho rằng, sống ở mảnh đất Tanzania, nơi thuộc bờ biển phía Đông, Châu Phi có thể hòa mình vào một thiên nhiên hoang sơ thì mới cảm được một thế giới xanh cần lắm những đất nước như thế này. Trong cuộc sống ấy, ông thừa nhận chính các loài thú tự nhiên đã buộc ông cần phải hành động trước khi mọi chuyện xảy đến quá muộn màng.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Peter Odeh

Sullam đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào mùa giải năm nay. Ông hy vọng rằng có thể lấy những cái hài hước xuất phát từ những điều bình dị, những khoảng khắc đời thường để đánh bật lại những hình ảnh tiêu cực đã từng được sử dụng trước đây. Củng cố từ những điều nhỏ bé để xây dựng lên một nền tảng vững mạnh trong cuộc chiến nâng cao nhận thức của thế giới loài người. Tấm hình mắng mỏ, giận hờn của cặp đôi chim cánh cụt ở Antartica khiến ai cũng có cái nhìn khác về việc bảo tồn động vật hoang dã.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Kristine Mayes

“Ngoại tình hả anh yêu?”

Đây có thể nói là một trong những màn đánh ghen đáng yêu nhất từng thấy trước đây. Tất cả những câu chuyện hoạt động đời thường đều được bắt lại dưới những ống kính đầy xuất sắc. Còn đây là tác phẩm của tay máy Kristine Mayes tại Vancouver, British Columbia.

Một điều có thể bạn chưa biết rằng Joynson Hicks, ông trùm thứ hai sau Sullam, người tạo nền móng cho những bước đầu của cuộc thi thoạt đầu cũng sống tại Tanzania-mảnh đất sinh ra là để trao gửi yêu thương cho những loài thú hoang dã.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Roie Galitz

Nói thêm một chút về chàng nhiếp ảnh tài ba Sullam, ông vừa đảm nhiệm vai trò của một thẩm phán cấp cao và đồng thời cũng là giám đốc của cuộc thi độc đáo này. Người bấm máy cũng là người chiến thắng của các giải thưởng liên quan đến chiếc máy có ống kính tuyệt vời như hoạt động thường niên của Fuji. Cũng không ngoài dự đoán khi thứ bậc cao nhất của giải One Vision cũng rơi vào tay của người nhiếp ảnh.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Victoria Stanley

Không có một “lịch sử” hào hùng như anh bạn cùng chung chí hướng giống mình như Sullam, Joynson-Hicks lại chưa bao giờ giành giải bất cứ một huân chương nào trong giới. Ông vẫn luôn hy vọng sẽ làm được những điều bất ngờ trong hành trình cả sự nghiệp của mình như cuộc thi này chẳng hạn. Tấm hình đắt giá của chú chim cánh cụt đang tập thể dục thể thao kia nằm trong bộ sưu tập hài hước về động vật hoang dã được chụp ở Isla Martillo, Argentina.

 

Động vật hoang dã, động vật, nhiếp ảnh, hệ sinh thái

@Tibor Kercz

Cú trượt chân này hiện đã đưa người phó nháy Tibor Kercz lọt top những tấm ảnh xuất sắc nhất trong mùa giải năm 2017. Chính từ sự tự nhiên giản dị này là điều mà suốt bao năm qua trên mảnh đất Hungary đã săn đón và chờ đợi.

Cuộc thi đã đem lại cho ban giám khảo rất nhiều phấn khích vì sự đa dạng có trong từng shoot hình của các thí sinh dự thi. Với slogan “Dù bạn ở đâu hãy bước ra ngoài chụp ảnh” đã được toàn thể anh em trong giới đón nhận và nỗ lực hết mình để cống hiến cho giải thưởng. Hạn cuối của cuộc thi kéo dài tới 30-9-2017, liệu đã có ứng cử viên nào từ mảnh đất hình chữ S tham gia?

 

Kế tiếp, hãy cùng thư giãn với bộ sưu tập những tấm hình xuất sắc trong cuộc thi mùa giải năm 2016 nhé!

Còn chần chừ gì khi chưa “Chia sẻ” thông tin bài viết này về trên trang cá nhân của bạn để những người đam mê bộ môn nghệ thuật này thử sức?

Chúc các bạn độc giả của báo LaLung.vn có một ngày làm việc suôn sẻ, may mắn và tràn nhiệt huyết!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT