Những thảm họa tồi tệ nhất làng công nghệ thế giới

Ngày 03/06/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ngay cả những “ông lớn” trong làng công nghệ như Apple, Sony, Microsoft hay Blackberry cũng khó tránh khỏi có tên trong danh sách thảm họa này.

Đôi khi một lỗi lầm nhỏ có thể gây ra hậu quả rất lớn, thậm chí bài học cay đắng không đẩu không đâu từ các sản phẩm lỗi tai hại đến mức các hãng sản xuất phải bỏ ra tới hàng chục tỷ đô để “dọn dẹp chiến trường”. Hãy cùng Lalung.vn theo dõi xem những cái tên hoặc sự kiện nào góp mặt trong danh sách nhữngthảm họa tồi tệ nhất làng công nghệ thế giới ngay sau đây nhé.

 

1) iPhone 6 và 6 Plus dễ bị bẻ cong

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Unbox Therapy/YouTube, Chris Matyszczyk/CNET

Vào năm 2014, ngay sau khi iPhone 6 và 6 Plus xuất xưởng, rất nhiều người dùng trên thế giớiđã gửi phàn nàn về việc bộ đôi sản phẩm mới gặp lỗi về khả năng bắt sóng vàquá dễ bị bẻ cong ngay cả trong điều kiện sử dụng bình thường. Bên cạnh ý kiến phê bình, một số phản hồi khác lại cho rằng lỗi “Bendgate” nàykhông thực sự nghiêm trọng như lời đồn thổi. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Cặp đôi táo 6 và 6+ có quá dễ bị uốncong hay không?

 

2) Windows Vista

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Microsoft

Cuối năm 2006, Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows Vista ra thị trường. Bên cạnh doanh số èo uột cùng quá nhiều vấn đề bất ổn liên quan đến bảo mật quyền riêng tư, an ninh, hiệu suất hoạt động, tương thích kém, giá bán quá đắtcùng nhiềulỗ hổng kháckhiến Vista đi vào lịch sử như một trong những hệ điều hànhWindowsthất bại nhất mọi thời đại.

 

3) Blackberry bị “outage” trên toàn thế giới

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Sarah Tew/CNET

Sự cố máy chủ BlackBerry bị gián đoạn năm 2011 đã khiến hàng triệu khách hàng ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hoa Kỳ và Canada không thể gửi tin nhắn và truy cập vào mạng internet trong suốt nhiều ngày. Lỗi “outage”nghiêm trọngnày gần như là “giọt nước tràn ly” khiến dân tình hè nhau chuyển sangxài haihệ điều hành đối thủ hết ráo. iOS và Android chẳng phải làm gì cũng thâu nạp được về một lượng lớn khách hàng.Quả là có số hưởng!!!

 

4) Máy bay Southwest tiếp tục gặp sự cố động cơ

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Southwest Airlines

Sau sự cố rơi động cơ vào hồi tháng 7/2016 khiến hãng hàng không MỹSouthwest phải hủy 2.300 chuyến bay và trì hoãn 7.000 chuyến thì chỉ một tháng sau đó, một vụ việc tương tự cũngxảy ra với hãng Delta Airlines và United Airlines. Nạn này chưa qua thì biến khác lại tới, có vẻ như 2016 chẳng hề là một năm may mắn với những người công tác trong ngành nghề này.

 

5) Knight Capital mất 440 triệu USD vì lỗi kỹ thuật

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/peshkov

Một lỗi kỹ thuật nghiêm trọng trong phiên giao dịch ngày 1 tháng 8 năm 2012 đã khiến nhà tạo lập thị trường lớn nhất nhì thị trường chứng khoán Mỹ -Knight Capitalmất trắng 440 triệu USD (gần 9,700 tỷ đồng) chỉ trong vòng 30 phút.Dẫn lời tờ Bloomberg, con số thiệt hại này thậm chí cònlớn gần gấp 4 lần lợi nhuận ròng của hãngtrong năm 2011. Sự cố này ngay lập tức kéo giá cổ phiếuKnight Capital giảm xuống mức kỷ lục 66% vào năm 2012.

 

6) Target để lộ thông tin hơn 70 triệu khách hàng

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/jetcityimage

Target, nhà bán lẻ lớn thứ 2 của Mỹ để lộ thông tin cá nhân của hơn 70 triệu khách hàng (trong đódữ liệu tài chính của 40 triệu người hoàn toàn bị công khai) do tin tặc tấn công được xem là một trong những vụ tấn công công nghệ caotồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.Sự cố hack hệ thống đúng vào mua mua sắm cao điểm năm 2013 khiến “ông lớn” này phải gánh chịu thiệt hại vô cùng lớn.

 

7) Tai tiếng CDBMG của Sony chứa phần mềm độc hại

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/Inga Nielsen

Năm 2005, việc phát hiện một số đĩa CD BMG của Sony có cài phần mềm độc hạilên thiết bị của người dùng đã dẫn đến một vụ kiện lớn khiến hãng này buộc phải đền bù và thu hồi một lượng lớn sản phẩm. Phần mềm độc hại (hay còn gọi là malware) được cài vào máy tính để thực hiện hành vi bí mật đánh cắp thông tin của người dùng.

 

8) Máy in lỗi, PepsiCo thảm hại ở Philippines

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/mshch

Vào đầu những năm 1990, ở Philippines tung ra chương trình khuyến mãi mang tên “The Number Fever”. Theo như nội dung trong chiến dịch quảng cáo này, bất cứ khách hàng nào sở hữunắp chai có in con số 349 (số được quay ngẫu nhiên) sẽ nhận được giải thưởng 1 triệu peso (khoảng 500 triệu đồng). Hình như Pepsi đầu năm chưa giải hạn nên thật không may, một lỗi trục trặc đã khiến máy tính in ra tới 800.000 nắp chai có con số 349. Số lượng người trúng giải “nhiều như sao trên trời” khiến ông chủ chi nhánh Pepsi ở Philippines méo mặt tìm cách đổ thừa cho lỗi kỹ thuật. Vụ việc thoái thác trách nhiệm với lý do “nhảm ruồi” nói trên đã dẫn đến cuộc biểu tình và bạo loạn đánh bom các trụ sở Pepsi trên cả nước. Vụ việc nghiêm trọng đến nỗi lãnh đạoPepsi đất nước này phải bỏ của chạy lấy người liền. Họ đáp máy bay ra nước ngoài ngay trong đêm để tránh bão để lại bãi chiến trường rối ren đúng nghĩa đen cho các nhân viên “thấp cổ bé họng” sống chết tìm cách xử lý. Vụ bạo động ngày đó đã khiến 3 người thiệt mạngdo trúng lựu đạn.

Thiệt hại lớn cả về tài sản, danh tiếng thậm chí còn liên quan đến mạng người, coi bộ Pepsi sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới dám quay trở lại đầu tư vào thị trường nổi tiếng“dữ dằn” này đây.

 

9) Child Support Agency (CSA) mất 1 tỷ bảng Anh do lỗi phần mềm

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/Ridofranz

Lỗi phần mềm không tương thích, công tác quản lý và bảo trì không được quan tâm đúng mức khiến hệ thống lưu trữ dữ liệu bị sập hoàn toàn. Thảm họa kỹ thuật này khiến Cơ quanChild Support Agency (CSA) của Anh mất tới 1 tỷ đồng bảng Anh,đồng thời còn ảnh hưởng đến 300.000 trường hợpkhiến hàng chục vạn đứa trẻ không nhận được khoản trợ cấpdưỡng hàng tháng. Nghiêm trọng hơn là sự cố nàycòn “tiện tay” xóa sạch luôn dữ liệu đã lưu trong hệ thống của36.000 trường hợp.

 

10) Sân bay quốc tế Los Angeles “muối mặt” vì sự cố máy tính

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/Starflamedia

Năm 2007, hơn 17.000 lượt khách đã bị mắc kẹttại sân bay quốc tế Los Angeles trong suốt 10 giờ do hệ thống máy tính của trung tâm kiểm soát dữ liệu gặptrục trặc. Vụ việc buộc Hải quan Hoa Kỳ phải trưng ra bộ mặt hòa hoãn “mong quý khách thông cảm” nhằm giữ chân hành khách lại sân bay do không thể kiểm tra thông tin xuất cảnh khi hệ thống máy tính đã ngừng hoạt động.

Sau sự cố, có lẽ “tổng tài” của LAX phải cử ngay đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, sửa chữa phần mềm hay gì gì túc trực suốt 7 ngày tại cơ quan để có gì thì giải quyết luôn cho nhanh nếu không muốn bị “mất mặt” thêm một lần nào nữa.

 

11) Lenovo bị kiện vì phần mềm độc hại Superfish

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Sarah Tew/CNET

Năm 2015, nhiều người dùng đã phát hiện chiếc máy tính Lenovo của họ đã bị cài đặt sẵn phần độc hại Superfish trước khi xuất xưởng. Phần mềm này sẽ tự động chèn quảng cáo khi người dùng click vào các trình duyệt trên máy tính, thay đổi các chứng chỉ bảo mật của hệ điều hành sau đó để lại lỗ hổng lớn, tạo điều kiện cho các hacker dễ dàng thâm nhập nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.

Vụ bê bối này khiến Lenovo phải lên tòa uống trà bởi khá nhiều đơn kiện tố hãng này tiếp tay cho tin tặc đánh cắp nhiều lợi ích của khách hàng. Về phía Lenovo, tới nay hãng này vẫn chưa đưa ra bất cứ lời giải thích nào liên quan tớivụ việc. Chưa biết thực hư ra sao nhưng qua vụ này, chắc chắn thương hiệu Lenovo sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng trung thành bởi chẳng ai dại bỏ tiền mua về một thiết bị có tích hợp sẵn chức năng “tình báo” cả.

 

12) Sự cố sập mạng AT&T

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Sarah Tew/CNET

Bắt nguồn từ New York, lỗi phần mềm kiểm soát thiết bị chuyển mạch (switch) từ xa đã khiến một loạt hệ thống kháccủa AT&T bị ảnh hưởng theo hiệu ứng domino dẫn đến sự cố sập mạngvào năm 1990. Thảm họa “đáng nhớ”của ngành viễn thông và đặc biệt là hãng AT&T (Mỹ) vào thời điểm đó đã khiếnkhoảng 60 nghìn người không thểthực hiện các cuộc gọi, nhận tin nhắn từ xa trong suốt 9 giờ.

 

13) Nổ tên lửa Arian 5

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@ESA

Lỗi phần mềm năm 1996gây ravụ nổ tên lửa Ariane trị giá 7 tỷ đô la (khoảng 154 nghìn tỷ VNĐ) ở Kourou, Guiana của Pháp cho đến nay vẫn là một bài học khó quên của ngành công nghệ thế giới. Nguyên nhân của sự cố “đốt cả núi tiền” này được xác định là do lỗi phần mềm khi hệ thống này thực hiện quá trình chuyển đổi mã 64 bit sang ký hiệu số nguyên 16 bit gây tình trạng quá tải và tê liệt hoàn toàn thống máy tính điều khiển.Tên lửa nhận quá nhiều năng lượng dẫn đến hậu quả là Ariane 5 đã phát nổ chỉ 40 giây ngay sau khi rời khỏi bệ phóng.

 

14) Laptop Dell phát nổ do lỗi pin

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/mountaindweller

“Máy tính Dell phát nổ, bốc cháy” là cụm từ khá “hot” trong làng công nghệ thế giới vào đầu những năm 2000. Theo phản hồi từ phía người dùng, máy tính cá nhân của họ bất ngờ bị xì khói và bốc cháy ngay khi đang sử dụng. Thậm chí, nhiều khách hàng còn bị một phen hoảng hồn khi nghe tiếng nổ kéo dài đến tận 5 phút.

Nguyên nhân của vụ việc được xác định là do pin chiếc máy tính xách tay. Quả “phốt” này khiến Dell phải lập tứcthu hồi 4,1 triệu pin laptop nếu không muốn phải ra hầu tòa.Điều đáng nói là lô pin này được sản xuất bởi “ông lớn” Sony.

 

15) Lỗi kỹ thuật trang mạng HealthCare.gov

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@Healthcare.gov

Sau khi Đạo luật cải cách y tế Obamacare được thông qua, chính phủ Hoa Kỳ đã cho khởi chạy trang mạng HealthCare.gov vào năm 2013. Theo đạo luật mới, trang mạng Healthcare.gov sẽ lànơi người dân Mỹ có thể nộp đơn mua bảo hiểm sức khỏe chất lượng cao với sự trợ giá từ chính phủ. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà chức trách Mỹ đã không đi coi ngày tốt để khai trương nên chỉ ngay sau khi được giới thiệu, trang web HealthCare.gov đã liên tục gặp trục trặc với hàng loạt sự cố như quá tải, tải chậm, chập chờn rồi thậm chí còn sập luôn.

Theo ước tính, chỉ có 1% người dùng đăng kí mua bảo hiểm thành công trên trang mạng chăm sóc sức khỏe này trong những ngày đầu triển khai đạo luật.

 

13) Lỗi “Antennagate” của Apple

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@CNET

“Antennagate” hay còn gọi là lỗi ăng-ten bắt sóng kém trên iPhone4 là một bài học thất bại mà “ông lớn” Apple sẽ chẳng bao giờ muốn nhắc lại. Vụ việc cụ thể xảy ra vào tháng 6 năm 2010, khi Apple tung ra iPhone 4 với tuyên bố “trái táo” mới sẽ sở hữu thiết kế đột phá đó là ăng ten bắt sóng sẽ được đặt ngay ở phần khung sườn thiết bị.

Với kiểu dáng chưa từng có tiền lệ này, iPhone thế hệ thứ 4 nhanh chóng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, sự cố cũng xảy ra ngay sau đó khi một số người dùng gửi phản hồi rằng chiếc iPhone của họ bắt sóng rất kém khi sử dụng ở một vài tư thế cầm nắm cụ thể. Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Apple cuối cùng đã đứng ra nhận trách nhiệm về sự cố này rằng và hứa sẽ hỗ trợ mỗi người dùng 15 đô la (khoảng 330 nghìn đồng) để họ có thể tự mua cho mình một chiếc ốp lưng mới.

Không biết những vị khách hàng khó tính kia có ưng cách xử lý của Steve Jobs hay không nhưng vừa nhận được lời xin lỗi từ “đại ca” Apple vừa có tiền để thay ốp lưng mới thì thiết nghĩa ai mà không hạ hỏa hen.

 

17) Bảo mật kém, TJX để mất thông tin của 46 triệu khách hàng

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/jetcityimage

Năm 2007, TJX - công ty con của T.J. Maxx, Home Goods và Marshalls và nhiều “đại bàng” tài chính khác thông báo tin tặc đã tấn công vào hệ thống dữ liệu mạng nội bộ và đánh cắp dữ liệu thẻ của 46 triệu khách hàng. Nhiều người cho rằng, chính sự lỏng lẻo trong công tác bảo mật hệ thống mạng nội bộ (LAN) của TJX đã tạo điều kiện cho hacker dễ dàng xâm nhập. Vụ việc chìm xuồng khi cơ quan chức năng đã tóm được Albert Gonzalez, tên đứng sau vụ tấn công. Kết quả là hắn ta phải vào nhà đá, “bóc lịch” 20 năm để trả giá cho quyết định “lầy quá sức lầy” này của mình.

 

18) Tàu thăm dò Mars Climate Orbiter mất tích ngoài không gian

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@NASA

Năm 1999, một còn tàu thăm dò mang tên Mars Climate Orbiterrời khỏi bệ phóng với nhiệm vụ tiếp cận sao Hỏa đểthu thập những thông tin về thời tiết đã đột nhiên biến mất không một dấu vết ngoài không gian làm 193 triệu USD (gần 4,250 tỷ đồng) theo đó bốc hơi trong tích tắc. Nguyên nhân của sự cố này được cho là do lỗiphần mềm đã khiến lực đẩy của bộ điều khiển sai sót, đẩy con tàu đi lệch quỹ đạo bay, xuống quá gần bề mặt sao Hỏa và lập tức bị ngôi sao này biến thành đống sắt vụn.

 

19) Hệ thống cảnh báo tên lửa hạt nhân của Liên Xô

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/Tanantornanutra

Ngay cả một đất nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến bậc nhất nhì thế giới cũng đã có lúc bẽ mặt vì những sự cố hết sức lãng xẹt. Năm 1983, một hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ tấn công hạt nhân của Liên Xô gần như đã suýt gây ra Thế chiến Thứ ba.

Một máy tính tại Serpukhov-15 ở Moscow gặp lỗi phát ra báo động Mỹ đã bắn một quả tên lửa vào lãnh thổ Liên bang Xô Viết. Rất may, Trung tá Stanislav Petrov đã nhanh chóng cải chính rằng đây chỉ là một báo động giả do sự cố kỹ thuậtđồng thời cũng kịp ghi tên mình vào danh sách những người hùng gặp thời với chiến tích ngăn chặn đượcmột cuộc chiến tranh thế giới mới. Thế đấy, đôi khi những lỗi lầm tưởng chừng nhỏ bé nhưng hậu quả nó để lại vô cùng lớn chứ chẳng chơi.

 

20) Pin Samsung Galaxy Note7 phát nổ

Thảm họa, làng công nghệ, iPhone

@iStockphoto/Aivolie/Samsung

Vài tuần sau buổi ra mắt, siêu phẩm mới Samsung Galaxy Note7 của hãng sản xuất điện thoại đình đám Hàn Quốc đã gặp sự cố đáng tiếc về pin. Cụ thể làpintrên thiết bị quá nóng gây cháy nổ. Sau nhiều lần thu hồi máy lỗi để bảo hành, Samsungquyết định ngừng sản xuất và thu hồi toàn bộ dòng máy này trên toàn cầu. Sự cố này khiến “ông lớn” Hàn tổn thất hàng tỷ đô lợi nhuận và danh tiếng cũng tụt giảm đáng kể so với đối thủ Apple với dòng diện thoại iPhone đình đám.

 

Còn đây là những smartphone có thiết kế tồi nhất:

Bạn có phải là một người đam mê công nghệ? Hãy chia sẻ những thảm họa tồi tệ nhất làng công nghệ thế giới đến nhiều người nhé! Chúc các bạn có thời gian thư giãn vui vẻ!

Bài viết liên quan: