Krampus: những sự thật sởn gai ốc về con quỷ Giáng Sinh

Ngày 23/12/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Cũng giống như cây thông Noel, ông già Giáng sinh là một trong những nhân tố không thể thiếu trong ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Chúng ta quá quen thuộc với hình ảnh ông già mặc bộ đồ màu đỏ chót, viền trắng, có thắt lưng da đen, lúc nào cũng đội trên đầu chiếc nón đỏ cùng với đó là chòm râu dài màu trắng không lẫn vào đâu được. Nhưng ít ai biết rằng, mùa Nô-en không chỉ có ông già tuyết đến phát quà cho những đứa trẻ ngoan mà đi theo ông còn là con quỷ Krampus – kẻ thù của Santa Claus.

Người ta thường có câu “có thưởng, có phạt”, đúng như vậy nhân vật ông già Noel là hiện thân cho phần thưởng của những đứa trẻ chăm ngoan, nghe lời cha mẹ. Còn ngược lại, con quỷ Krampus lại là quái vật được phái đến để phạt những đứa trẻ nghịch ngợm, không nghe lời cha mẹ trong suốt một năm qua. Khác với ngoại hình dễ thương của ông già Nô-en, Krampus lại khiến nhiều người hoảng sợ vì sở hữu gương mặt giận dữ, có hai chiếc sừng dài và cong vút trên đầu giống như con dê. Chưa hết, nó còn có chiếc đuôi dài ngoắc cùng cái lưỡi đỏ ngòm thè ra ngoài nữa cơ. Mặc dù trẻ em và người lớn phương Tây đã nghe nói về con quái vật đáng sợ này nhưng ở phương Đông thì vẫn chưa phổ biến.

LaLung.vn sẽ giúp các bạn hiểu thêm về con quỷ Giáng sinh Krampus qua những sự thật được hé lộ sau. Cùng khám phá nhé!

 

25) Ngoại hình đặc trưng của Krampus

quỷ

Mặc dù con yêu quái này biến thể theo thời gian nhưng đặc điểm ngoại hình của nó vẫn luôn khắc họa sự đáng sợ của một con quỷ giết người, chuyên bắt cóc trẻ con. Bạn hãy tưởng tượng một con người khổng lồ có nhiều lông, gương mặt lúc nào cũng giận dữ, trên đầu có hai chiếc sừng dài và cong giống con dê. Đuôi của chúng dài cùng chiếc lưỡi đỏ ngòm mỗi khi thò ra ngoài. Đúng là ngoại hình xấu đến mức không thể tả được.

Hình ảnh mà bạn đang nhìn thấy là một con quái vật thực sự, nó trông thật khiếp đảm. Chỉ cần dựa vào ngoại hình kinh dị này nó dư sức để hù dọa 100 đứa trẻ rồi. Chưa kể những chiếc răng nanh mọc lộn xộn của chúng có thể nghiền nát bạn bất cứ lúc nào chúng muốn.

 

24) Tên của quái vật này bắt nguồn là “móng vuốt”

móng

Cái gì cũng có nguồn gốc và xuất xứ của nó, và con monster này bắt nguồn từ tiếng Đức, nghĩa là “krampen” hay còn được hiểu là “móng vuốt”. Không chỉ có vậy, Krampus còn có ngoại hình tương tự như những nhân vật nửa người nửa dê mà chúng ta thường thấy trong thần thoại Hy Lạp. Bạn cũng có thể hình dung chúng trong Thần rừng Satyr và thần nông Pan. Thiết nghĩ, cũng chính những chiếc móng vuốt sắc nhọn trên cơ thể hắn khiến Krampus có cái tên kỳ quái này.

 

23) Nguồn gốc của loài quỷ Krampus

thần thoại

Ban đầu, quái vật này có vẻ không liên quan gì đến đạo Thiên Chúa Giáo. Theo truyền thuyết thì hắn là con trai của vị thần Hel (con gái của Loki và là người cai quản địa ngục) phổ biến trong thần thoại Bắc Âu. Tuy nhiên, chưa có nhiều thông tin ghi nhận về sự ra đời của Krampus. Câu chuyện chỉ là bắt nguồn từ miệng truyền qua miệng từ trước Công Nguyên mà thôi. Nhưng đến thế kỷ XVII, Krampus được mời làm vị khách – phiên bản độc ác của ông già Noel.

 

22) Krampus phổ biến khắp nơi trên thế giới

quỷ

Quái vật này còn có nhiều tên khác nhau tại các quốc gia và khu vực trên thế giới. Ở Đức, hắn được biết đến bởi tên gọi Knecht Ruprecht (Tá điền Rupert, Người hầu Rupert) – một ông già có chòm râu dài, thường khoác lên mình bộ trang phục bằng rơm hoặc da lông thú. Ở phía Tây Nam nước Đức nó lại được gọi là Belsnickel.

Chưa hết, ở Bavaria nó được gọi là Klaubauf, miền Bắc nước Pháp gọi là Pere Fouettard. Cert ở Cộng hòa Séc, Klaubauf ở một số vùng của Áo và Parkejl ở Slovenia. Nói chung chúng đều là quái vật có hình thù đáng sợ giống nhau, có chăng chỉ khác cái tên gọi mà thôi.

 

21) Lễ hội diễu hành Krampus từng bị cấm

phát xít

Thông thường, vào đêm 5 tháng 12 hàng năm người ta sẽ tiến hành hóa trang thành con quỷ Krampus để đi hù dọa và trừng phạt những đứa trẻ. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20 (khoảng thời gian từ 1934 đến 1938) khi Áo bị Phát xít cai trị, việc diễu hàng con quỷ trong đêm Giáng sinh đã bị ngăn cấm.

Nguyên nhân là chính phủ phát xít Áo xem đó là biểu tượng tội lỗi, là lý tưởng chống lại Cơ đốc giáo và Đảng Dân chủ Xã hội. Tuy nhiên, truyền thống này đã được khôi phục khi chính phủ phát xít bị sụp đổ sau Thế chiến II.

 

20) Krampus thường đeo bên mình sợi dây xích nặng, như một mối liên kết với quỷ dữ

xích

Không chỉ hình thù mà ngay cả sự độc ác của Krampus cũng từ quỷ mà ra. Do đó, lúc nào nó cũng cùng với đồng bọn đến nhà để trừng phạt bọn trẻ thường mang theo mình dây xích nặng. Chiếc dây xích đó làm nhiệm vụ quấn người, treo cổ hoặc đánh đập kẻ mà con quỷ này muốn trừng phạt. Có thể cho rằng, sợi dây xích chính là sự liên kết, kết nói với ma quỷ.

Chỉ cần nhắc đến Krampus là hầu hết các đứa trẻ đều sợ hãi, lạnh hết cả xương sống. Bởi bằng sức mạnh khủng khiếp, nó có thể bắt cóc bỏ bị hoặc làm những điều khiến đứa trẻ bị tổn thương.

 

19) Những cách trừng phạt mà Krampus thường hay sử dụng

quỷ

Thưởng có nhiều phần quà khác nhau thì phạt cũng giống vậy. Những đứa trẻ ngoan sẽ được ông già tuyết cho kẹo, tặng quà ngay sau khi đọc được điều ước của các em nhỏ. Thế nhưng, vào đêm ngày 5 tháng 12 Krampus sẽ đến từng nhà và trừng phạt từng đứa trẻ hư. Nhẹ là đánh đòn bằng bó cây bạch dương hoặc lông đuôi ngựa. Còn nặng hơn là ném chúng vào chiếc bao tải hoặc thúng bện bằng cây liễu gai rồi hộ tống các em xuống địa ngục trong vòng 1 năm.

Muốn hiểu thêm về sự trừng phạt của con quỷ đáng sợ này bạn có thể xem bộ phim Krampus: the reckoning (sự trừng phạt của Krampus). Không chỉ có trong phim và truyền thuyết mà lễ hội Krampus còn được thực hiện ở nước Áo cùng một số nước Châu Âu, họ sẽ hóa trang thành quái vật và đi đánh những đứa trẻ thiếu niên. 

 

18) Krampus trú ngụ ở vùng đất chết, một năm ra ngoài thế giới một lần

sừng

Theo một huyền thoại cũ, Krampus sống trong vùng đất tử thần quanh năm, và nó chỉ rời khỏi mảnh đất đó vào đúng một ngày là 5 tháng 12 hàng năm (ở một số nước khác là 6 tháng 12). Hắn được phép rời khỏi ngôi nhà ảm đạm, đầy mùi chết chóc của mình cùng đồng bọn đi vào thế giới loài người để tìm và trừng trị những đứa trẻ không ngoan, hư đốn. May mà một năm nó lên một lần, chứ lên vài ba lần là bọn trẻ đứng tim chứ chẳng đùa.

 

17) Lễ hội truyền thống Krampus

hóa trang

Krampus  xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, Thần thoại Hy Lạp, phim điện ảnh và kể cả ngoài đời thực. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 12 tại Salzburg, Áo. Những người tham gia thường cải trang sao cho giống Krampus, họ đi khắp các đường của thành phố, trên tay cầm quạt, roi, dây xích độc hại và kể cả ngọn đuốc.

Họ sẽ đánh đập vào tay, chân của khán giả, làm những đứa trẻ sợ hãi. Ngay lúc đó, các bà mẹ sẽ kể về sự tích của những con quái vật này, mục đích là muốn con của mình ngoan hơn vào năm tới.

 

16) Krampus khiến những đứa trẻ bị ám ảnh

trẻ em

Thông thường chúng ta xem phim hay đọc truyện ma cũng bị ám ảnh, và những đứa trẻ bị quái vật trừng phạt cũng gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng. Chúng sẽ bị hoảng sợ, sợ hãi tới mức không gây chấn thương về mặt tâm lý (đây cũng chính là tác dụng phụ khi mang Krampus đến với thế giới loài người).

Vào những năm 1930, truyền thống Krampus bị cấm ở Áo. Trong nhiều năm dài, nó chỉ được tiếp tục ở các vùng nông thôn bị cô lập trước đó. Và sau khi chính phủ phát xít bị sụp đổ, nó lại tiếp tục được dân chúng tung hô.

 

15) Bộ phim Ác Mộng Giáng Sinh – Krampus do Michael Dougherty ra mắt vào năm 2015

phim

Dựa trên nhân vật huyền thoại này, đạo diễn Michael Dougherty đã cho xuất bản bộ phim kinh dị nhưng không kém phần hài hước của Mỹ mang tên Ác Mộng Giáng Sinh – Krampus. Bộ phim nói về một đại gia đình trong đó tất cả các thành viên đều không tin vào Giáng sinh, không có sự đại đoàn kết và luôn chế giễu ông già Noel.

Chỉ có Max, một đứa trẻ còn lại vẫn tin vào điều ước và viết thư cho ông già tuyết. Thế nhưng, chính tay cậu lại xé tan điều ước đó và ném ra ngoài cửa sổ. Sau đó, tai họa đã đến với cả gia đình. Quỷ Krampus liên tục bắt cóc những đứa trẻ. Bộ phim giống như luật nhân quả mà con người phải gánh chịu bởi những hành động sai trái mình gây ra.

 

14) Không chỉ có ở Áo, Krampus còn phổ biến ở Mỹ

lưỡi đỏ

Bắt nguồn từ Áo, Đức nhưng những năm gần đây phổ biến nhiều ở Mỹ. Lễ hội Krampus hàng năm được diễn ra tại một số thành phố Hoa Kỳ gồm San Francisco, Dallas và Portland. Người lớn có vẻ háo hức để bày trò nhưng trẻ con sẽ không vui gì khi bị đánh đòn. Điều mà chúng mong hơn cả là Thánh Nicolaus chứ không phải một con quỷ dữ.

 

13) Krampus có thể gây chấn thương tâm lý và thân thể cho trẻ

mặt nạ

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, việc đối mặt với hình hài đáng sợ của Krampus đồng thời phải chịu sự đánh đập của con quỷ dữ này có thể khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý. Chưa kể, có nhiều kẻ gian cố tình cướp vào ban đêm khi hóa trang thành quỷ dữ. Do đó, cha mẹ nào muốn cho con mình đối mặt với những con quái vật gớm ghiếc này cần xem xét tình trạng tâm lý của con cái mình trước khi điều đó xảy ra.

 

12) Huyền thoại Krampus từng bị hủy bỏ vì cho rằng nó giống với ma quỷ

răng

Chúng ta thường nhắc nhở nhau “Hãy tôn trọng người chết, và ngay cả khi họ là ma quỷ”, cho nên nhiều người trong giáo hội công giáo đã muốn hủy bỏ tục lệ này vì cho rằng Krampus giống với ma quỷ. Mặc dù đã có ý định hủy bỏ vào thế kỷ 12 nhưng về sau nó vẫn được tái sinh và xem như một lễ hội hàng năm.

 

11) Biểu tượng Krampus đã trở thành thương mại có lợi nhuận

bộ đồ

Mặc dù xuất hiện với ngoại hình và hành động đáng sợ nhưng biểu tượng Krampus đã trở thành vụ thương mại có lợi nhuận. Ở một số nước châu Âu như Cộng hòa Séc và Croatia số lượng sô cô la được bán ra khá lớn, và phần lớn là dành cho trẻ em.

 

10) Krampus Nights

mắt đỏ

Một số thành phố lớn của Áo còn tổ chức buổi thuyết trình đặc biệt cho những người mới đến. Họ sẽ nói về truyền thống, nguồn gốc của Krampus và mọi thứ về con quỷ này để mọi người sẽ không còn sợ hãi trong suốt đêm Krampus Nights nữa.

 

9) Sự cố ngoài ý muốn trong lễ hội Krampus

lễ hội

Ngoài việc gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ thì một số lễ hội Krampus được diễn ra ở châu Âu đã có một vài sự cố. Vào năm 2015, có 5 thanh niên bị thương nặng vì những người mặc trang phục của con quỷ này đã đánh họ bằng những cành cây bạch dương tại lễ kỷ niệm Krampus Night ở Salzburg, Áo.

Tuy nhiên, vì tinh thần của lễ hội nên những sự cố trên đều được bỏ qua và người xem phải chịu đựng.

 

8) Diễu hành Krampus

lửa

Một số thành phố thuộc Châu Âu đã tổ chức các cuộc diễu hành lớn. Nó dường như là một nghi thức ngoại đạo mừng 1.500 tuổi của Krampus để giải tán các hồn ma lạnh lẽo trong mùa đông.

 

7) Krampus và Thánh Nicholas

yêu quái

Nhiều nhà sử học cho rằng, hình ảnh Krampus ban đầu chỉ là con quỷ hiện thân cho cái ác nhưng tìm đến những đứa trẻ không ngoan và trừng phạt chúng. Nhưng ngày nay nó đã bị tiến hóa và biến đổi theo thời gian. Người ta không hủy bỏ quái vật này bởi nó là sự cân bằng giữa cái thiện và cái ác. Nghĩa là có ông già Noel (thiện) thì cũng cần có thêm nhân vật Krampus (ác).

Mặc dù xuất hiện dưới thân hình một con quỷ nhưng hắn đi theo Thánh Nicholas để đảm bảo rằng ai cũng cần có sự tôn trọng lẫn nhau, cư xử đúng mực và đối xử tốt với nhau. Nếu không làm được như vậy sẽ phải chấp nhận hình phạt. Thế thôi!

 

6) Nguồn gốc của hình phạt Krampus

áo lông

Trong tất cả các hình phạt mà Krampus mang đến cho những đứa trẻ nghịch ngợm đó là bỏ vào chiếc túi và mang đi. Hình phạt này được lấy trong truyền thuyết, nó được đề cập đến việc tộc người Moor gồm Berber, người châu Phi da đen, người Ả Rập có nguồn gốc Bắc Phi đến các bờ biển châu Âu để bắt cóc người dân địa phương làm nô lệ.

 

5) Ở một số khu vực Áo, những người đóng vai là Krampus cần để lộ rõ mặt

lễ hội

Tại cộng đồng Tyrolean, những người tham gia cải trang thành quỷ cần mặc một số trang phục mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra khuôn mặt thật đằng sau chiếc mặt nạ. Điều này chắc hẳn là có lý do, bởi nếu không cẩn thận sẽ có nhiều kẻ ác lợi dụng cơ hội để làm chuyện xấu, gây hại cho cả trẻ em lẫn người lớn.

 

4) Krampus được mời uống một ly rượu Schnapps

rượu

Ở Đức hoặc Áo, nếu bạn đóng giả làm Krampus và ghé thăm nhà của họ để “đánh yêu” mấy đứa trẻ chưa ngoan bạn sẽ được mời uống 1 ly Schnapps. Schnapps là rượu được chiết xuất từ trái cây chưng cất, họ phải quý bạn lắm mới mời uống đấy nha.

 

3) Krampus đang thay đổi

màu đỏ

Không chỉ về ngoại hình mà ngay cả tính cách của con vật đáng sợ này đang ngày càng thay đổi. Lúc trước, nó là con vật khủng khiếp, ác ôn gieo lên nhân loại một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Nhưng dần về sau nó đã được thay đổi và biến thành phiên bản mới ít đáng sợ hơn, khá buồn cười với những hành động dễ thương và đáng yêu. Điều này có vẻ thích hợp hơn với những đứa trẻ hiện đại.

 

2) Krampus đi cùng với dã nhân

đen

Ở những làng nhỏ ở Áo, Krampus không chỉ đến một mình mà kèm theo những người bạn thú vị khác. Điển hình đó là dã nhân – người hoang dại, thô lỗ, hung bạo và luôn hiếu chiến. Chúng là lũ người man rợ, độc ác nhưng về sau nó trở thành hình mẫu nhân vật anh hùng, tượng trưng cho sức mạnh, tự do.

 

1) Krampuslauf

cây

Krampuslauf hay còn gọi là lễ hội Krampus chạy. Nhiều người trên thế giới xem đây là một lễ hội thú vị. Mặc dù Krampus là một con quỷ nhưng nó muốn ám chỉ vào niềm tin của mọi người. Nghĩa là chúng chỉ tìm đến loài người khi chúng ta mất dần niềm tin với thế giới tốt đẹp, về Giáng sinh và về ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời.

Đó là những bí mật của “Krampus: những sự thật sởn gai ốc về con quỷ Giáng Sinh”. Nó được ra đời như một sự răn đe dành cho những đứa trẻ hỗn láo, không nghe lời cha mẹ, hay những người mất niềm tin về thiên chúa. Mặc dù hình dạng của hắn xấu không thể tả nhưng rõ ràng sự có mặt của nó là hiện thân cho sự công bằng giữa Thiện và Ác. Đó là luật nhân quả mà chúng ta phải gánh chịu cho những hành động sai trái của mình.

 

Trước khi rời khỏi bài viết, ad muốn giới thiệu đến quý vị và các bạn đoạn trailer ngắn của bộ phim kinh dị nhưng không kém phần hài hước Krampus (Ác Mộng Giáng Sinh). Đừng bỏ lỡ những tình tiết đáng sợ cũng như siêu vui nhộn trong bộ phim kinh dị này nhé!

Bạn có tin vào con quỷ ghê rợn Krampus hay không? Mặc dù nó là truyền thuyết nhưng luật nhân quả là có thật, chính vì vậy chúng ta hãy đối xử với người khác thật tốt và nuôi dạy những đứa trẻ chăm ngoan, biết vâng lời. Và ngay lúc này, hãy chia sẻ những sự thật về con quái vật đáng sợ này đến với mọi người để giúp họ biết thêm về phiên bản độc ác của ông già Noel nhé. Biết đâu nhờ đó mà người với người đối xử với nhau có tình cảm hơn. 

Bài viết liên quan: