Những câu chuyện sống sót trong vụ đắm tàu khó tin nhất

Ngày 02/10/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Vì thời tiết hiểm nguy hay bất kỳ một tai nạn bất ngờ nào đó mà rất nhiều người đã ra đi mãi mãi không về sau những vụ đắm tàu trên biển.

Tuy nhiên, có một số ít những trường hợp đã sống sót một cách kỳ diệu suốt thời gian khá dài lênh đênh trên biển sau khi tàu gặp sự cố.

Liệu đó là những trường hợp sống sót nào? Mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

 

1) Poon Lim - Thủy thủ người Trung Quốc sống sót một mình trên chiếc bè gỗ ở Nam Đại Tây Dương trong một trăm ba mươi ba ngày. Anh ta sống sót qua việc bắt chim biển, uống máu của chim, giết và ăn cá mập

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@wikipedia.org

Trong Thế chiến II, Poon Lim hoạt động như một người quản lý trên tàu thương mại vũ trang Anh SS Benlomond đang đi tàu từ Cape Town đến Surinam. Tuy nhiên, không ngờ vào ngày  23 tháng 11 năm 1942, tàu ngầm Đức  U-172 tấn công tàu này bằng hai quả ngư lôi khiến nó chìm đi nhanh chóng.

Kết quả, chỉ còn 6 người sống sót sau vụ tấn công này. Riêng thủy thủ Lim đã mất hai giờ bơi trong nước rồisau đó tình cờ tìm thấy một chiếc bè gỗ dài 2,5 mét và leo lên đó.

Trên bè hoang này có một thùng đựng khoảng 40 lít nước ngọt, bánh quy và chiếc đèn pin, có thể là của chủ nào đó bỏ trôi.

Lim nhờ những thứ này sống sốt được vài ngày. Sau đó, thức ăn cạn kiệt, anh ta bắt chim biển giết nó để uống máu, tìm cách hứng nước mưa, săn cá mập bằng cách dụng cụ sáng tạo. Suốt 133 ngày lênh đên trên biển, cuối cùng Lim cũng được các ngư dân Brazil cứu thoát.

Sau đó, Poon Lim đã được vua George VI trao tặng Huân chương Đế quốc Anh.

 

2) Dougal Robertson và gia đình của ông có ba mươi tám ngày sống sót trên biển sau khi bị cá voi sát thủ tấn công thuyền

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@bbc.com

Dougal Robertson là một thuỷ thủ người Scotland làm việc ở Cơ quan Hải quân Thương gia Anh. Sau khi nghỉ hưu, ông trở về làm nghề nông.

Vào ngày 27 tháng 1 năm 1971, ông bắt đầu cuộc hành trình từ Falmouth, Anh đến quần đảo Galapagos cùng với gia đình trên chiếc tàu tuần dương Lucette .

Sau khoảng 15 tháng di chuyển, vào ngày 15 tháng 6 năm 1972, chiếc tàu của họ đã bị tấn công bởi một con cá voi sát thủ, nó đã đâm thủng nhiều lỗ trên thuyền khiến nó bị chìm.

Gia đình ông ứng khó bằng cách chuyển qua đi trên thuyền phao. Sau khi đồ ăn cạn kiệt, gia đình này đã sốt sót qua ngày bằng cách uống nước mưa, ăn thịt rùa, ăn cá chuồn, uống máu cá heo Dorado.

Sau đó, một người đánh cá tên là Tokamaru Nhật Bản cuối cùng đã phát hiện ra họ và giải cứu họ sau khi bị đắm tàu tổng cộng ba mươi tám ngày lênh đênh trên biển.

 

3) Ada Blackjack - Cô ấy là người sống sót duy nhất của cuộc thám hiểm đảo Wrangel năm 1921

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@jenniferniven

Ada Blackjack có một cuộc đời đầy tấn bi kịch. Chồng của cô ấy chết vì đuối nước, chỉ có một trong ba đứa con của cô ấy sống sót sau vụ ti nạn và không may cuối cùng nó cũng vào trại trẻ mồ côi vì đói nghèo.

Vào ngày 15 tháng 9 năm 1921, Ada Blackjack chủ động tham gia chuyến thám hiểm do Vilhjalmur Stefansson lên kế hoạch đến đảo Wrangel ở Canada.

Ada gia nhập họ như một người nấu nướng và thợ may. Cô ấy không có tay nghề, nhút nhát và rất sợ súng và gấu Bắc cực. Ngay sau đó, vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt và sự khan hiếm lương thực đã buộc ba người đàn ông trong đoàn rời đảo để tìm kiếm sự trợ giúp.

Người bạn đồng hành duy nhất của cô ấy đã chết sau đó vài ngày và để cô ấy một mình trên đảo. Cô đã chiến đấu chống lại tất cả những điều kiện bất lợi và sống sót trên hòn đảo này cho đến khi cô được cứu bởi một đồng nghiệp của Stefansson  tên là Harold Noice. Cô được công nhận là "nữ anh hùng Robinson Crusoe".

 

4) Yamamoto Otokichi - Ông là thành viên của một chiếc tàu vận chuyển gạo, trải qua rất nhiều khó khăn như bão tố và thiếu lương thực. Các thành viên thủy thủ bắt đầu chết, và một phi hành đoàn mười bốn thành viên chết chỉ còn có ba người đàn ông

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@wikipedia.org

Sáng ngày 12 tháng 11 năm 1832, Yamamoto Otokichi lên tàu Hojunmaru như một thành viên của phi hành đoàn, vận chuyển gạo đến Edo.

Trong một ngày đi thuyền buồm, họ đã trải qua một cơn bão lớn và cơn bão đã xé bay cánh buồm con tàu. Sau đó, các phi hành đoạn buộc phải cắt cột buồm để duy trì độ cân bằng cho con tàu.

Họ sống sót sau cơn bão, đi trên con thuyền không còn cột buồm, chỉ trôi dạt theo dòng chảy ở Thái Bình Dương và sau đó là vấn đề lương thực bắt đầu cạn kiệt dần trở thành một thách thức vô cùng lớn.

Nhiều người phải uống nước biển cô cặn, gạo mốc sau đó nhiều người đã chết dần vì đói, trầm cảm nặng.

Con thuyền nặng mùi xác chết và buộc những người còn sống phải ném xác xuống biển. Đau lòng nhất, Otokichi phải ném xác người anh cả của mình xuống biển.

Vào tháng 12 năm 1833, họ đã được cứu thoát với phi hành đoàn 14 người chết chỉ còn đúng 3 người đàn ông.

 

5) Jose Salvador Alvarenga - Người đầu tiên sống sót trong mười ba tháng trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ ở Thái Bình Dương. Ông và đồng nghiệp sống sót nhờ ăn những con cá sống, thịt rùa, uống máu chim nhỏ, cá mập, nước mưa và cả nước tiểu của họ trong suốt mười ba tháng đó

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@wikipedia.org

Một ngư dân đã lên thuyền của mình cùng với một đồng nghiệp từ bờ biển Mexico vào ngày 17 tháng 11 năm 2012. Không lâu sau khi họ lên đường, tàu của họ bị trúng một cơn bão tàn phá kéo dài trong 5 ngày, và họ lâm vào tình trạng mất tích. Con thuyền bị bão đánh hư các thiết bị, bảng điều khiển khiến họ chỉ còn cách trôi lênh đênh theo dòng chảy.

Sau khi sử dụng thức ăn dự trữ còn lại, họ bắt đầu ăn cá, rùa, sứa và chim biển. Họ phải phụ thuộc vào nước mưa, máu rùa, hoặc nước tiểu của chính họ để làm xoa dịu cơn khát.

Sau bốn tháng, đồng nghiệp của anh ta chết vì đói vì anh ta đã từ chối ăn thực phẩm sống. Sau bao ngày lênh đênh, ông ta đã đến quần đảo Marshall, và được ngư dân địa phương giải cứu.

 

6) Nakahama Manjiro - Một ngư dân chuyên nghiệp ở trên tàu với bốn người bạn của mình khi con tàu đắm trên đảo Torishima. Được cứu bởi một con tàu Mỹ, họ đã tới Honolulu. Do luật lệ cô lập của Nhật Bản, không ai trong số họ có thể trở lại Nhật Bản

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@Manjiro .org

Năm 1841, khi Manjiro được mười bốn tuổi, ông ấy đã đi câu cá với bốn người bạn của mình, và thuyền của họ đã bị đắm và trôi dạc trên đảo Torishima.

Sau đó, họ đã được giải cứu bởi một con tàu của Mỹ và đi đến Honolulu.

Vào thời điểm đó, Manjiro quyết định ở lại trên tàu cứu của Mỹ và được đưa tới Hoa Kỳ bởi thuyền trưởng Whitfield. Anh học tiếng Anh để sống sót sau đó lên tàu cá Franklin để trở lại Honolulu. 

Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể đến Nhật Bản vì Nhật Bản đã có một chính sách cách ly, theo đó những ai tự ý rời khỏi đất nước thì đó là một hành vi phạm tội có thể bị phạt.

Vài năm sau, Manjiro và hai người bạn quyết định trở về Nhật. Tuy nhiên, khi đến Okinawa, họ lập tức bị bắt. Sau khi điều tra và thẩm vấn họ, họ đã được thả ra.

 

7) Philip Ashton - Ông ta là một ngư dân ở tiểu bang Massachusetts bị bắt cóc bởi cướp biển. Mặc dù đã trốn thoát được sự giam cầm của hải tặc, nhưng anh ta tiếp tục lầm vào tình trạng sống trong vòng mười sáu tháng khắc nghiệt trên đảo

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@mixanitouxronou.gr

Tháng 6 năm 1722, Philip Ashton bắt đầu câu cá gần bờ biển Shelburne, Nova Scotia thì bất ngờ bị hải tặc bắt.

Trong khi bị cướp biển bắt giữ, Ashton cư xử như một kẻ nổi loạn và nhất định không hợp tác với cướp biển, vì vậy ông ấy thường bị đe doạ.

Vào một ngày, khi những tên cướp biển đổ bộ xuống đảo Roatan, Ashton đã tẩu thoát và trốn trong rừng rậm đầy côn trùng và cá sấu. Ông thậm chí còn phải chịu thời tiết cực kỳ nóng, sống sót nhờ giết và ăn rùa, tôm càng xanh.

Cuối cùng ông được giải cứu sau mười sáu tháng khắc nghiệt nhờ một con tàu đến từ Massachusetts.

 

8) Juana Maria - Cô ấy là một người Mỹ bản địa và là thành viên còn lại cuối cùng của bộ lạc tên là Nicoleno. Cô đã sống một mình trong mười tám năm trên hòn đảo San Nicolas, một phần của Quần đảo Channel ngoài bờ biển California

Tai nạn, vụ đắm tàu, đại dương

@ancient-origins.net

Bộ lạc Nicolenos đang sống yên ổn trên Đảo San Nicolas thì bất ngờ bị bộ tộc người Kodiak đến từ Alaska tấn công. Hầu hết nam giới trên đảo đều bị giết, phụ nữ thì bị giam cầm.

Cho đến năm 1830, người Kodiak rời khỏi hòn đảo, bỏ rơi những nạn nhân trên hòn đảo khắc nghiệt này.

Mãi cho đến năm 1835, chiến dịch Santa Barbara đã đến hòn đảo, giải cứu các nạn nhân và đưa vào trong đất liền.

Tuy nhiên, có một người phụ nữ vì tìm con nên không muốn lên tàu giải cứu. Cô ấy là Juana Maria.

Cô đã phải trải qua 18 năm sau đó sống một mình trên đảo. Cô sống trong một hang động để tránh khỏi các cuộc tấn công chính vì vậy mà đội quân Chiến dịch Santa Barbara càng khó khăn khi tìm kiếm cô ấy.

Cuối cùng, vào năm 1853, cô được tìm thấy và đưa vào trong  đất liền.

 

Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “Tai nạn tàu biển nguy hiểm nhất thế giới!” được chia sẻ dưới đây:

Bạn thấy bài viết “Những câu chuyện sống sót trong vụ đắm tàu khó tin nhất” ở trên có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.

Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.

Theo Unbelievable-facts

Bài viết liên quan: