Những cách động vật tự vệ để thoát khỏi thú săn mồi quái lạ nhất

Ngày 20/10/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Mẹ thiên nhiên luôn có cách đối đãi rất công bằng với những đứa con của người. Theo đó, để tồn tại, phát triển trong môi trường tự nhiên hoang dã đầy nguy hiểm, những loài động vật luôn có cách sinh tồn khác nhau, có thế mạnh và điểm yếu riêng, không loài nào giống loài nào.

Khác với loài ăn thịt sử dụng bộ móng vuốt, hàm răng và đôi khi là những tràng hú dài là đủ cho một bữa ăn ngon thì một số loài nhỏ hơn, tuy không may mắn có được những thứ đó song bù lại chúng lại sở hữu những cách phòng vệ vô cùng độc đáo để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù. Những cách tự vệ này quái lạ đến mức bạn sẽ phải thốt lên câu: “Cái quái gì thế này”.

Nào hãy cùng LaLung.vn đến với những cách động vật tự vệ để thoát khỏi thú săn mồi quái lạ nhất trong thế tự nhiên hoang đã để xem cách của chúng có làm bạn bất ngờ không nhé.

 

1) Ếch lông – tự bẻ gãy xương chân

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@wikimedia

Ếch lông, danh pháp khoa học Trichobatrachus robustus là một loài vật nổi tiếng kỳ dị trong thế giới tự nhiên bởi cách phòng vệ có phần hơi cực đoan của mình. Vì không có độc nên mỗi khi cảm nhận được nguy hiểm, nó sẽ tự đập vỡ xương của chính mình và sử dụng chúng như bộ móng vuốt để chống lại thú săn mồi.

Về cơ chế hoạt động, các nhà khoa học cho biết khi bị đe dọa, xương chân được nối với bó cơ bởi các sợi collagen của ếch lông sẽ bị phá vỡ sau đó đâm xuyên qua mặt dưới bàn chân sau mà nhô ra ngoài da. Không chỉ có ếch lông tự vệ bằng cách ép xương lòi ra ngoài lớp da mà tạo móng vuốt cũng là cơ chế tự vệ từng xuất hiện ở một số loài lưỡng cư cấp thấp.

Rõ ràng ếch lông không phải là loài vật duy nhất có thể làm điều này. Loài sa giông Tây Ban Nha cũng được biết đến nhờ khả năng tự vệ tương tự, bằng cách phá vỡ xương sườn của chính nó để tạo nên hàng rào gai nhọn khiến kẻ săn mồi khiếp đảm và không dám lại gần.

 

2) Thằn lằn gai Texas - phun máu mắt

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@ww.nationalgeographic.com

Không hề kém cạnh loài ếch lông ở khoản hy sinh một phần thân thể, thằn lằn gai Texas cũng là một trong những loài vật khiến kẻ thù phải chùn bước với cách phòng vệ có một không hai.

Khi gặp nguy hiểm, thằn lằn gai Texas sẽ hạn chế lượng máu trong đầu, một khả năng kỳ diệu mà con người chẳng thể nào có được. Hành động này khiến áp lực máu trên đầu tăng lên, chui vào và làm căng phồng các mạch máu nhỏ quanh mắt và bắn ra ngoài theo hướng chỉ định của con vật. Thằn lằn gai Texas có thể phun máu chính xác lên đối phương với khoảng cách lên tới 1,5m. Máu của nó rất hôi, có thể khiến những kẻ săn mồi hoặc những em chó, mèo ưa thích chọc phá phải bỏ cuộc. Dù vậy, lợi thế này không phải là điều gì tốt lành để loài người ao ước bởi sau mỗi lần thực hiện hành động phun máu như vậy, con thằn lằn gai sẽ bị mất tới một phần ba máu trong cơ thể.

Trong thế giới động vật, loài vật có cơ chế tự vệ tương tự thằn lăn gai là loài rắn cỏ. Chúng được các nhà khoa học đặc biệt chú ý nhờ khả năng tự tiết ra một chất dịch như máu có mùi hôi song thay vì mắt, hậu môn mới là đường rắn cỏ chọn để “bắn” ra thứ chất lỏng này.

 

3) Kiến Malaysia – tự nổ tung cơ thể

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@www.wikipedia.org

Kiến Malaysia sẽ tự động “kích” nổ cơ thể, chấp nhận cái chết “không toàn thây” để bảo vệ lãnh địa an toàn khỏi kẻ thù. Chính cơ chế tự vệ quá sức khốc liệt này đã đưa chúng trở thành một đại diện không thể không nhắc đến trong danh sách của chúng ta ngày hôm nay.

Một khi cảm nhận được nguy hiểm, kiến Malaysia sẽ bảo vệ lãnh thổ đến cùng và bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận dùng cái chết để đánh đổi. Loài côn trùng nhỏ bé này có một cơ thể đặc biệt, chứa đầy túi độc bên trong. Đợi kẻ thù đến thật gần, tín hiệu “cảm tử” sẽ được giải phóng khiến chất độc được chuyển lên đầu, tự bốc cháy và sau đó nổ tung. Túi chứa chất độc bên trong cơ thể chúng có khả năng ăn mòn sẽ được vung vãi khắp nơi khiến kẻ thù sẽ đau đớn mà bỏ cuộc.

Sẵn sàng chết vì những điều tốt đẹp hơn cho bầy đàn không chỉ có ở kiến Malaysia. Trong thế giới động vật, chúng ta cũng có thể bắt gặp hành động này xuất hiện ở loài mối sống tại Guyana. Mặc dù cũng trung thành với việc “ôm bom cảm tử” song mối Guyana lại thông minh hơn kiến Malaysia ở chỗ chúng sẽ cử ra những “chiến binh” lớn tuổi đi tiên phong trong các nhiệm vụ tự sát để đảm bảo cho những lứa mối trẻ hơn có cơ hội sống sót nếu bị tấn công.

 

4) Vượn cáo – chà xát độc rết lên cơ thể

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@Ton Rulkens/Flickr

Vượn cáo (Lemurs) sẽ bắt và cắn chết những con rết lớn sau đó dùng chính xác kẻ bất hạnh chà lên khắp cơ thể để tạo thành một lớp chất độc bảo vệ chúng khỏi những loài độc vật nhiều chân khác.

Rết là một trong những động vật độc nhất trên hành tinh. Khi bị rết cắn, vết thương sẽ sưng lên rất to và cực kỳ đau nhức, nhiều người thậm chí còn nôn mửa và phát sốt nếu bị rết lớn tấn công với lượng độc lớn mà không được cấp cứu kịp thời. Nọc của loài rết chứa chất độc xyanua (một loại chất gây ức chế khả năng hấp thụ oxy của tế bào) có thể giết chết bất cứ sinh vật nào đủ điên dám đến ăn thịt chúng. Tất nhiên là ngoại trừ loài vượn cáo cổ khoang đen trắng.

Loài vượn cáo này không sản sinh ra bất cứ chất độc tự nhiên nào. Chính vì thế, để bảo vệ mình khỏi những loài côn trùng có độc khác, chúng đã nghĩ ra một cách tự vệ rất độc đáo đó là “lấy độc trị độc”. Thông thường, vượn cáo sẽ tìm bắt những con rết khổng lồ, cực độc, thực hiện cuộc vờn bắt để đợi con mồi tiết ra chất độc rồi mới cắn chết. Thay vì ăn thịt con mồi, vượn cáo đủ thông minh để biết sẽ chẳng có gì tốt đẹp nếu xơi con vật cực độc này nên sau khi có được chiến lợi phẩm, vượn cáo sẽ chà xát chất độc này lên lông của chúng.

Ngoài việc bảo vệ mình khỏi những loài côn trùng cắn khác, chất độc của rết còn là một liều thuốc gây nghiện đối với loài vượn cáo, giúp mang lại cho chúng cảm giác hưng phấn.

 

5) Mực ống Octopoteuthis Deletron – tự bỏ xúc tua

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@Monterey Bay Aquarium Research Institute

Mực ống và bạch tuộc nổi tiếng là một trong số những loài động vật kỳ lạ nhất thế giới. Không chỉ có nhiều chân tay hơn chúng ta, loài vật thân mền này có sở hữu trí thông minh và khả năng ghi nhớ tài tình đến nỗi nếu IQ được xem là tiêu chí quan trọng thì chắc chắc chúng sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí thống trị đại dương. Chỉ số thông minh của chúng đến nay vẫn là một đề tài thú vị và gây tranh cãi với các nhà sinh vật học trên thế giới.

Giống như hầu hết các loài mực khác, khi gặp nguy hiểm, mực ống Octopoteuthis Deletron sẽ phun ra một loại mực hơi đen và dày (thành phần chính là melamin) như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù. Nếu vẫn chưa đủ, các xúc tu của chúng sẽ phát sáng trong bóng tối để khiến đánh lạc hướng, khiến kẻ thù nghĩ rằng chúng là một thứ gì đó không thể ăn được. Trong tình huống sống còn, loài mực này thậm chí còn chấp nhận mất một phần cơ thể bằng cách tự bỏ xúc tu để bỏ trốn. Chính đặc điểm này đã khiến mực ống Octopoteuthis Deletron trở nên khác biệt với các loài mực khác.

Tự bỏ đi một phần cơ thể cũng là cách tự vệ thường gặp ở nhện và thạch sùng. Khi cần, chúng có thể ngắt toàn bộ tám chân hoặc bốn chi để chạy trốn. Mặc dù sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều sau màn tự vệ song nếu so với cái chết thì tự ngắt một phần cơ thể vẫn là một kết cục ít đáng sợ hơn.

 

 6) Cá mút đá Myxin – tiết ra chất nhờn

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

Trong một cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà khoa học, những con cá mút đá Myxin thậm chí còn không thèm để ý đến lũ cá mập đang tấn công mình mà chỉ say sưa với miếng mồi ngon lành.

Cá mút đá là một ngoại lệ trong quá trình tiến hóa, được cho là sống sót qua thời kỳ khủng long bị tuyệt chủng cách đây 60 triệu năm. Chúng là loài không hàm, không xương, sống ở đáy biển tối tăm, thích ăn thịt thối rữa và đặc biệt là chẳng ngán loài săn mồi nào dù cho đó là là hung thần cá mập đi chăng nữa. Bạn đang tự hỏi tại sao loài cá thân mềm xèo, nom lại giống hệt con lươn này lại có được cái sự bá đạo này phải không? Theo khoa học, sở dĩ cá mút đá Myxin hổng hề đặt cá mập vào mắt là bởi vì chúng có một thứ vũ khí tự vệ vô cùng lợi hại đó là chất nhầy dính.

Với khoảng 100 tuyến nhờn trên thân, cá mút đá Myxin khi bị tấn công sẽ tiết ra chất nhầy trắng như sữa. Chất ấy khi hòa với nước biển sẽ rắn lại, tạo ra những sợi tơ rất mảnh, đàn hồi, cực kỳ bền và rất dính khiến những kẻ dại dột dám nuốt nó phải bỏ mạng vì ngạt thở do màng nhầy dính chặt vào cổ họng và mang. Thứ chất nhầy này thậm chí hiệu quả đến nỗi những con Myxin trong cuộc thử nghiệm còn chẳng hề lo lắng về việc mình đã nằm trọn trong hàm kẻ ăn thịt nổi tiếng hung hãn nhất đại dương.

 

7) Cá voi tinh trùng – phun phân vào nước

  

@keriwilk.com

Nếu bạn nghĩ rằng cuộc sống trên đất liền quá khắc nghiệt với các loài vật thì hãy thử nhìn xuống thế giới dưới mặt nước, nơi mà một con cá dài 6 mét thậm chí còn bị gọi là “lùn” và thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị những kẻ săn mồi khác làm thịt.

Cá voi tinh trùng thuộc họ cá voi nhà táng lùn có kích thước tương đối khiêm tốn so với các loài cá voi khác. Cũng chính vì điều này mà chúng trở thành miếng mồi khoái khẩu với các loài săn mồi nổi tiếng hung dữ như cá mập và cá voi sát thủ. Phải sống một cuộc sống nguy hiểm như thế, bạn nghĩ cá voi tinh trùng sẽ làm gì để chống lại kẻ thù khi bị tấn công? Chúng sẽ có một cách tự vệ vô cùng hoành tráng chăng?

Bé cái nhầm rồi mấy chế nhé. Thay vì làm cái gì đó cho kẻ thù nể thì loài này lại khiến thú săn mồi phải bỏ chạy mất dép vì… thối. Khi bị đe dọa, cá voi tinh trùng sẽ tiết ra một bãi phân từ hậu môn của nó ra ngoài. Bãi chất thải dạng lỏng này sẽ được con vật dùng đuôi vẫy mạnh tạo ra một đám vàng vọt khổng lồ bẩn thỉu rồi cứ thế trốn thoát. Cơ chế tự vệ này được thực hiện khá giống cách mức ống hay bạch tuộc sử dụng mực của nó để chạy trốn kẻ thù.

 

8) Chuột sóc – tự rụng đuôi

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@wikimedia

Sóc chuột Dormice là loài gặm nhấm, sinh sống chủ yếu ở Châu Âu, một số ít từng được tìm thấy ở châu Phi hoặc châu Á. Chúng được chú ý đến với thời gian ngủ đông dài và cách phòng vệ khá đặc biệt.

Sở hữu vẻ ngoài nhỏ bé và đáng yêu song ít ai nghĩ rằng sóc chuột lại là một “bậc thầy” tự vệ và chúng luôn có những mưu mẹo để để thoát khỏi hiểm nguy một cách nhanh chóng. Trong phần lớn trường hợp, khi bị đe dọa, sóc chuột sẽ cố gắng chạy nhanh hết mức có thể nhưng khi rơi vào tình huống hiểm nghèo, chúng sẽ chuyển sang kế hoạch dự phòng, sẵn sàng hy sinh một phần cơ thể để chạy trốn. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy phần da ở đuôi con vật này khá là mỏng. Điều này cho phép đuôi của sóc chuột sẽ tự động lìa khỏi thân thể nếu chẳng may bị thú săn mồi tóm phải.

Tuy nhiên, thật không may là sóc chuột chỉ có thể sử dụng mẹo này duy nhất một lần trong suốt cuộc đời. Sau khi da đuôi bị mất đi, phần xương đuôi còn lại sẽ bị chính chúng gặm đi hoặc tự rụng mất.

 

9) Chim sả rừng châu Âu non – nôn lên cơ thể mình

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@www.youtube.com

Sả châu Âu, tên khoa học Coracias garrulus là một loài chim di cư đường dài, qua phía nam của châu Phi ở một số khu vực riêng biệt và một số được phát hiện ở Zimbabwe. Chính vì đặc tính “tha phương” quanh năm này nên chim sả rừng châu Âu non đã được tạo hóa ban tặng một chiến lược phòng vệ hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù.

Khi bị tấn công mà không có mẹ bên cạnh, những con sả rừng non sẽ nôn chất lỏng màu cam lên cơ thể. Bãi chất nôn có mùi hôi cực kỳ khó chịu này sẽ khiến những kẻ săn mồi quyết tâm nhất cũng phải bỏ cuộc đồng thời còn có tác dụng như một loại báo động giúp bố mẹ đang đi kiếm ăn của nó biết nguy hiểm mà bay nhanh về tổ.

 

10) Ong mật  - bao vây và đốt cháy kẻ thù

Động vật, tự vệ, thú săn mồi

@www.pixabay.com

Ong bắp cày là thiên địch của các loài ong. Ở châu Âu, ong bắp cày nổi tiếng là “sát thủ” số 1 của ong mật bởi chúng rất hay bay vào tổ, giết sạch ong mật để lấy mật. Nhưng ở Nhật Bản, điều này không phải lúc nào cũng đúng bởi một số loài ong mật tại đây có thể tự bảo vệ tổ của chúng bằng chiến thuật số đông có tên là quả bóng nhiệt.

Khi phát hiện có kẻ xâm nhập, thay vì tỏa ra dùng mọi cách tấn công thì ong mật Nhật Bản lại có cách xử lý vô cùng thông minh khiến “vị khách không mời” trở tay không kịp. Theo đó, ong mật sẽ để cho ong bắp cày thoải mái tiến vào tổ, đợi khi nạn nhân đi sâu vào bên trong “mê cung” đó, các con ong mật sẽ lập tức phát động chiến thuật quả bóng nhiệt, nhanh chóng tập hợp lại, tràn tới và bao vây con ong bắp cày vào giữa.

Với số lượng áp đảo, ong mật sẽ dùng chính cơ thể chúng tấn công kẻ thù bằng cách rung nhanh phần bụng để làm nhiệt độ tăng cao (có thể tới gần 50 độ C) và hun nóng nạn nhân đến chết. Những con không chết vì nóng cũng khó lòng mà thoát khỏi cái chết ngạt đau đớn vì bị cả trăm con ong mật bịt kín lỗ thở. Đây quả thực là một chiếc thuật phòng vệ quá sức thông minh và độc đáo trong thế giới tự nhiên khiến chúng ta phải kinh ngạc khi được chứng kiến.

 

Trong thế giới tự nhiên, muốn sinh tồn phải biết tự vệ và đây là những cashc tự vệ lạ nhất trong thế giới các loài vật:

Cuộc chiến sinh tồn không dành cho những sinh vật yếu đuối, hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người có thêm thông tin về thế giới động vật muôn màu.

Bài viết liên quan: