Những nhà khoa học nữ mọi người nên biết

Ngày 25/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hơn ai hết, những tên tuổi các nhà khoa học nữ dưới đây chính là minh chứng hùng hồn nhất giúp tống tiễn cái quan điễm cũ kỹ, lỗi thời đó là “không phải chỉ đàn ông mới có thể làm khoa học” vào sọt rác. Đã đến lúc chúng ta nên biết rằng “khoa học là dành cho tất cả mọi người”.

Từ cổ chí kim, lịch sử đã sản sinh ra không ít nhà khoa học nữ thiên tài. Những đóng góp của họ với những công trình nghiên cứu tuyệt vời cho nền khoa học thế giới đã giúp ích, thậm chí cứu sống hàng triệu người đồng thờimở ra cho nhân loại nhìn thấy chân trời mới. Với những gì đã làm được, họ xứng đáng được thế giới ngợi ca và là những nhà khoa học nữ mà mọi người không thể không biết tới.              

Để tôn vinh những cống hiến vĩ đại của họ, Lalung.vn mời các bạn cùng điểm qua danh sách những nhà khoa học nữ mọi người nên biết được cộng đồng khoa học thế giới công nhận.

 

1) Nhà hóa học và vật lý học Marie Curie

Mở đầu danh sách những nhà khoa học nữ mọi người nên biết chắc chắn không ai khác ngoài Marie Curie. Bà là nữ khoa học gia đầu tiên và duy nhấtnhận được hai giải Nobel đồng thời cũng là giáo sư nữ đầu tiên được đặc cách vào giảng dạy tại Đại học Paris, vào cái thời phụ nữ ít được coi trọng.

Có một tuổi thơ khốn khó, với sự nỗ lực phi thường, Marie Curie đã vượt qua tất cả để trở thành cô sinh viên xuất sắc tại trường đại học, nơi bà theo học. Sau khi ra trường, kinh phí tuy không có nhiều nhưng bà vẫn cố gắng dành trọn niềm đam mê cho khoa học, tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình có giá trị. Có lẽ may mắn nhất trong đời bà là gặp gỡ được người chồng có chung chí hướng, nhà vật lý người PhápPierre Curie và người bạn nghiên cứu lànhà khoa học Henri Becquerel.

Với sự trợ giúp của các cộng sự trong tổ nghiên cứu, Marie đã khám phá các hạt phóng xạ và lý thuyết đằng sau chúng. Lần đầu tiên, giới khoa học hiểu rõ thế nào là thuật ngữ "phóng xạ". Bà cũng là người đã khám phá ra hai nguyên tố mới - polonium và radium.

Phát hiện ra hai nguyên tố có cường độ phát xạ cực mạnh này, Marie bắt đầu đề xuất ý tưởng sử dụng đồng vị phóng xạ vào việc điều trị ung thư. Bà đã đứng ra sáng lập các Viện Curie ở Paris và Warsaw, cho đến nay đây vẫn là những trung tâm nghiên cứu y tế có tầm ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, đáng tiếc nhất không chỉ của Marie mà còn của nền khoa học thế giới đó là lúc bấy giờ, công nghệ không cho phép chúng ta ý thức được sự nguy hiểm của các chất phóng xạ dẫn đến việc bà thường xuyên nghiên cứu chất phóng xạ, cụ thể là Radi mà không có thiết bị bảo vệ nào. Cuối cùng, bà đã chết vì bệnh bạch cầu, một chứng bệnh phát sinh khi cơ thể tiếp xúc với phóng xạ trong thời gian dài để lại nỗi tiếc thương vô vàn cho cả nhân loại.

Cho đến ngày nay, dù công nghệ khoa học đã bước sang một tầm cao mới song những cống hiến của nhà khoa học nữ Marie Curie vẫn được coi là nền tảng chính thống để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu.

 

2) Nhà hóa học Irene Curie-Joliot

Nhà khoa học, phụ nữ

Không hổ danh là con gái của nhà khoa học nữ huyền thoại Marie Curie, Irene cũng đã mang về cho mình một giải Nobel hóa học khi khám phá ra chất phóng xạ nhân tạo vào năm 1935 cùng chồng là Frédéric Joliot.

Năm 1918, Irene tham gia vào viện nghiên cứu hóa chất phóng xạ, trở thành phụ tá cho mẹ mình và gặp được Frédéric, lúc bấy giờ vẫn là chàng nghiên cứu sinh tại Collège de France. Những buổi phụ đạo về kỹ thuật phòng nguyên cứu giữa Irene và Frédéric đã giúp cả hai có thời gian tìm hiểu nhau. Họ kết hôn và có tất cả hai người con, sau này hai người con của bà cũng trở thành những nhà khoa học xuất sắc.

Với ba giải Nobel hóa học cao quý cùng nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đột phá cho nền khoa học thế giới. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây hẳn là một gia đình có truyền thống khoa học và sở hữu những bộ óc thiên tài hiếm thấy trong lĩnh vực nghiên cứu chất phóng xạ.

 

3) Nhà linh trưởng học Jane Goodall

Nhà khoa học, phụ nữ

Nếu như hỏi ai trong các nhà khoa học nữ được nhiều người biết đến nhất thời hiện đại, có lẽ chúng ta phải nhắc đến nhà linh trưởng học, nhà nghiên cứu động vật hoang dã người Anh Jane Goodall, người đã dành cả cuộc đời và tình yêu trọn vẹn  cho việc nghiên cứu đời sống và tập tính của loài tinh tinh hoang dã ở Tanzania, Châu Phi.

Với 55 năm sinh sống và nghiên cứu cùng những công trình nghiên cứu của mình, bà đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý về bảo tồn động vật hoang dã tiêu biểu như: Đại sứ hòa bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003… nhiều hơn tất thảy bất cứ một nữ khoa gia nào khác trong thời hiện đại. Nói tới Jane Goodall, bên cạnh một nhà sinh vật học được công nhận rộng rãi, bà còn được ví như là “người phụ nữ của tinh tinh”.

Kể về cuộc đời và sự nghiệp của mình, TS Goodall cho biết ngay từ khi còn nhỏ, bàđã bị mê hoặc bởi loài tinh tinh.Khi còn là một cô sinh viên trẻ, nhà sinh vật học người Kenya, Louis Leakey, vốn đang tìm kiếm một nhà nghiên cứu phụ tá giúp ông hoàn thành dự án nghiên cứu về tinh tinh trước khi về hưu. Ngay từ lần đầu gặp mặt, Leakey lập tức có ấn tượng với Goodall.Ông gửi Goodall đến trường Đại học Cambridge, nơi bà thực sự được tiếp xúc với môi trường học tập và nghiên cứu cùng những người đồng chí hướng. Quả đúng như kỳ vọng của ông, Goodall trở thành người thứ tám trong lịch sử của trường được đặc cáchthi lấy bằng tiến sĩ trong khi còn chưa tốt nghiệp đại học.

Với các công trình nghiên cứu của mìnhtrong suốt hàng chục năm qua, Goodall đã trở thành một người phát ngôn nổi tiếng về bảo tồn và phúc lợi động vật. Cho đến thời điểm này, những đóng góp và tình yêu của bà đối với thế giới động vật, đặc biệt là loài tinh tinh có lẽ chỉ có thiên nhiên mới thấu hiểu. Bàthậm chí còn đứng ra thành lập một số tổ chức từ thiện, viện nghiên cứu tinh tinh cùng các đồng nghiệp khácnuôi dưỡng và điều trị cho những động vật hoang dã suốt hơn 20 năm qua.

Chắc hẳn bạn còn nhớ đoạn video quay lại cảnh một chú tinh tinh đã quay sang ôm chầm lấy những vị ân nhân của mìnhnhư thế nào khi được thả trở lại rừng phải không nào? Người chú tinh tinh ôm lâu và quyến luyến không muốn rời xa nhất chính là bàJane Goodall.

 

4) Nhà vật lý học Lise Meitner

Nhà khoa học, phụ nữ

Năng lượng hạt nhân và bom nguyên tử sẽ không có cơ hội được biết đến nếu không có công trình nghiên cứu cụ thể về bán chất của quá trình phân hạch hạt nhân của hai bà cháu Lise Meitner và Otto Hahn. Nghiên cứu của hai nhà khoa học thiên tài này, lần đầu tiên đã giúp nhân loại biết đến một sức mạnh vô cùng to lớn có xuất phát điểm từ phát hiện quá trình phân hạch hạt nhân, từ một nguyên tử phân tách ra thành hai hạt nhân nhỏ hơn giúp giải phóng ra một nguồn năng lượng khổng lồ.

Thật không may, mặc dù đóng vai trò quan trọng, góp công lớn vào công trình nghiên cứu khoa học đó, song giải Nobel về Hóa học năm 1944 chỉ trao riêng cho người cháu là Hahn trong khi tên của bà Meitner lạibị bác bỏ. Động thái này sau đó đã vấp phải sự phản đối của nhiều nhà khoa học và các nhà báo, họ cho rằng Ủy ban trao giải đã không công bằng khi bỏ qua công sức của nhà nữ khoa học. Cho đến nay, cơ quan này vẫn chưa có bất ký thông báo cải chính chính thức nào đối với sự việc trên.

Việc không được xướng tên trên bục nhận giải Nobel không có nghĩa những đóng góp của nhà khoa học nữ Meitner không được công nhận. Bà được Viện Hàn lâm Khoa học Bê-la-rút trao tặng huy chương Leibniz, nhận 5 bằng tiến sĩ danh dự và là người phụ nữ đầu tiên trở thành giảng viên bộ môn vật lý ở Đức. Vào năm 1946, Câu lạc bộ Báo chí Mỹ đã giao tặng danh hiệu "Người phụ nữ của năm" và năm 1955, bà được trao giải Otto Hahn đầu tiên từ Hiệp hội Hóa học Đức. Thành phần hóa học 109 (meitnerium) được đặt theo tên của bà và các miệng núi lửa trên Mặt trăng và sao Kim cũng vậy. Dù vậy, những giải thưởng này sẽ hoàn mỹ hơn nếu bà không bị loại khỏi giải Nobel.

 

5) Nhà vật lý và thiên văn học Jocelyn Bell Burnell

Nhà khoa học, phụ nữ

Nhà khoa học nữ Meitner không phải là trường hợp nữ khoa học gia đầu tiên (và cuối cùng) bị gạch tên ra khỏi giải Nobel bởi đây cũng là trường hợp xảy ra với nhà vật lý thiên văn người Anh Jocelyn Bell Burnell.

Năm 1967, trong thời gian theo học chuyên ngành vật lý tại Đại học Cambridge, tham gia vào đội nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Antony Hewish chỉ đạo với nhiệm vụ quan sát các quasar (chuẩn tinh), bàJocelyn Bell Burnell đã phát hiện ra những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của một pulsar (ẩn tinh).

Thế nhưng, ngay khi đưa bản giám sát luận án cho giáo sư Antony Hewish, lẽ ra nên chúc mừng cô học trò nhỏ thì người thầy này lại tỏ ra hoài nghi, cho rằng phát hiện của Burnell chỉ là một sự nhầm lẫn.Ngoài miệng thì phủ nhận nhưngvị giáo sư sau đólại liên lạc với một tờ báo đểcông bố vềphát hiện này. Bell được đứng tên thứ hai trên tờ báo và là một trong năm tác giả của nghiên cứu. Tuy nhiên, giải thưởng Nobel vật lý về nghiên cứu quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar lại chỉ được trao riêng cho Hewish trong khi tên của bà Bell Burnell lại bị gạch bỏ.

Xung quanh giải thưởng này đã có rất nhiều tranh cãi về việc đối xử không công bằng với nữ khoa học gia bởi ai cũng biết chính bà Bell mới là người lần đầu tiên phát hiện ra phát hiện ra pulsar, chưa kể công xây dựng dãy ăng ten thu sóng, kính viễn vọngvà phân tích cácbước sóng vô tuyến, những việc làm đóng vai trò rất quan trọng trong khám phá này đều có sự góp sức góp trí lớn của nhà khoa học nữ.

Mặc dù không nhận được giải Nobel song Bell vẫn không buồn, bà còn nói đùa rằng đội nghiên cứu của mình là tập thể tốt. Tuy nhiên, với những cống hiến của bà cho vật lý thiên văn hiện đại, Bell đã được trao rất nhiều huân chương, giải thưởng cao quý ghi nhận cho những công trình nghiên cứu của mình. Bà được bổ nhiệm làm chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, chủ tịch của Viện Vật lý, Chủ tịch Hội Hoàng gia Edinburgh và là chuyên gia tư vấn của Đại học Dublin. Ngoài ra, bà còn nhận được bằng danh dự từ hơn hai mươi trường cao đẳng, bao gồm cả hai trường đại học danh tiếng Cambridge và Harvard cùng nhiều giải thưởng cao quý khác.

 

6) Nhà cổ sinh vật học Mary Anning

Nhà khoa học, phụ nữ

Không phải là các quý ông, chính Mary Anning mới là người có đóng góp quan trọng đặt nền móng cho sự ra đời của lĩnh vực cổ sinh vật học.

Mary Anning (1799 - 1847), là con của một gia đình lao động nghèo ở Anh. Để phụ giúp cha mẹ, ngay từ nhỏ, cô đã theo cha vào các công trường khai thác hóa thạch để bán cho khách du lịch vào những lúc rảnh rỗi.

Là phận gái, dĩ nhiên số phận của cô đã được định sẵn là lập gia đình và lo việc đồng áng, song Mary lại quyết định đi theo công việc tìm hiểu và nghiên cứu về các hóa thạch vì niềm đam mê.

Trong thời gian vất vả đi tìm kiếm khắp mọi nơi, đã có rất nhiều lần cô gái phải đối mặt với hiểm nguy khi leo lên những vách đá cheo leo thẳng đứng ở Dorset, Anh Quốc. Đây là một công việc cực kỳ nguy hiểm ngay cả với nam giới và cô ấy gần như đã chết trong một vụ lở đất vào năm 1833. Trong những năm đầu thế kỷ 19, Mary đã thực hiện nhiều khám phá khảo cổ mang tính bước ngoặt khi đã khai quật thành công những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước cổ dài, có 4 vây lớn) và loài thằn lằn bay.

Hóa thạch về những loài khủng long cổ đại được Mary phát hiện là một đóng góp mang tích lịch sử, giúp nhân loại lần đầu có trong tay manh mối xác thực về những loài động vật đã từng tồn tại trên Trái Đất vào hàng triệu năm trước.

Thế nhưng, thật không may là với xuất thân nghèo khó của một gia đình dị giáo, lại là phận nữ nhi nên tên tuổi của Mary chưa bao giờ được cộng đồng khoa họcchấp nhận vào thế kỷ 19, mặc dù họ vẫn thảo luận, thậm chí là công bố những khám phá của cô. Mary đã phải vật lộn về vấn đề thiếu thốn tài chính trong phần lớn cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình. Mãi đến năm 1847, những đóng góp của cô mới được ghi nhận và đánh giá cao. Trong năm 2010, để tôn vinh nhà nữ khoa học tài ba Mary Anning, người đã dành cả cuộc đời cho nền khoa học thế giới nói chung và lĩnh vực cổ sinh vật học nói riêng, Hội Hoàng gia đã đưa cô vào danh sách những phụ nữ Anh có ảnh hưởng nhất trong khoa học.

 

7) Nhà di truyền học Barbara McClintock

Nhà khoa học, phụ nữ

Tương tự những nhà khoa học nữ vào những năm 40-50 của thế kỷ trước, những cống hiến của Barbara McClintock cũng không được cộng đồng khoa học ghi nhận và thực sự chú ý đến. Mọi chuyện thay đổi cho đến khi nghiên cứu về quy chế di truyền và “sự nhảy gen” của bà nhận được giải thưởng Nobel cao quý.

Khi nhắc về các nhiễm sắc thể, Barbara McClintock là một trong những cái tên không thể không nghĩ tới bởi những hoạt động và nghiên cứu không biết mệt mỏi của bà vềphạm trù này. McClintock tập trung nghiên cứu di truyền học trên những cây ngô và bà đã phát hiện ra sự tồn tại sự hoán chuyển giữa các nhiễm sắc thể khác nhau, tức là cấu trúc gen không hề cố định – một điều này không mấy ai nghĩ đến lúc bấy giờ.

Sau phát hiện quan trọng này, McClintock đã cho xuất bản tác phẩm nói về khái niệm “nhảy gen”, cách vi khuẩn kháng kháng sinh và “bước nhảy tiến hóa” song vì bị cộng đồng khoa học chỉ trích quá gay gắt, thậm chí nhiều đến nỗi ấn phẩm này đã bị buộc ngừng lưu hành và xuất bản năm 1953. May mắn thay, nghiên cứu của bà đã được tái nghiên cứu và chấp nhận. Nó đã giúp mang về cho nhà nữ khoa học McClintock một số giải thưởng cao quý, trong đó quan trọng nhất là một giải Nobel về Sinh lý học và Y học, được trao vào năm 1983.

 

8) Nhà toán học và thiên văn học Hypatia

Nhà khoa học, phụ nữ

Bạn sẽ đồng ý với Lalung.vn rằng nhà khoa học nữ không phải là một khái niệm chỉ xuất hiện ở thời hiện đại nếu đã từng biết đến tên tuổi củabà Hypatia, một nhà nữ khoa học thiên tài sống vào khoảng năm 370 đến năm 415 tại thành Alexandria (Hy Lạp). Bà là một trong những người sớm nhất đã đặt nền móng khoa học trong lúc thành Alexandria, cụ thể là Hy Lạp lúc bấy giờ điều lý giải và giải quyết mọi việc theo niềm tin tôn giáo.

Sống trong thời đại người phụ nữ không được coi trọng, đi học đã khó chứ đừng nói đến chuyện nghiên cứu.Nhưng may mắn thay, Hypatia là con của một nhà toán học nổi tiếng của thành Alexandrian nên ngay từ nhỏ, bà đã được cha truyền dạy kiến thức. Sau thời gian gửi đến Athens học tập, bàtrở về giúp cha mình nghiên cứu về lĩnh vực vật lý và toán học. Chẳng bao lâu, bà trở thành hiệu trưởng trường Neoplatonist ở Alexandria, nơi bà là giảng viên ưu túgiảng dạy bộ môn triết học, toán học và thiên văn học. Với bộ óc thiên tài và những đóng góp to lớn cho nền khoa học từ thuở đầu sơ khai, bà được xem là là nhà toán học và nhà thiên văn học có tầm ảnh hưởng nhất trong thời đại của mình.

Tuy nhiên, bất hạnh lại chẳng may ập đến,vì quá nổi tiếng nên Hypatia đã bị một nhóm tín đồ Cơ đốc giáo hội Ai Cập giết chết vào năm 415 vì lo ngại những nghiên cứu khoa học của bà có thể làm lu mờ vai trò thống trị của tôn giáo. Nhiều nhà sử học ví cái chết của bà là sự hy sinh vĩ đại giúp khoa học có tiếng nói công bằng, chống lại sự tấn công của tôn giáo.

 

9) Nhà thiên văn học Aglaonice

Nhà khoa học, phụ nữ

Mặc dù không nổi tiếng như Hypatia nhưng Aglaonice được coi là nữ khoa học gia đầu tiên ở thời Hy Lạp cổ đại. Bà sống vào khoảng thế kỷ 1 hoặc 2 sau CN và có nhiều phát hiện về chu kỳ âm lịch và khả năng dự đoán nhật thực.Tuy nhiên, chính những khám phá khoa học vào cái thời mà phần lớn mọi người đều tin vào quỷthần khiếnbà bị coi là một phù thủy, đã dùng ma thuật kéo mặt trăng ra khỏi bầu trời.

Cuộc đời của bà là một chuỗi ngày cô độc, phải đối mặt với những lời nhạo báng và xa lánh của cộng đồng. Tuy nhiên, với những đóng góp không thể phủ nhận về thiên văn, sau này đã đặt nền móng cho ngành thiên văn học hiện đại, cả Plato, Apollonius of Rhodes và Plutarch đều đã viết và ca ngợi về Aglaonice, một nữ huyền thoại dường như đã bị người đời quên lãng. Ngày nay, để tôn vinh những thành tựu của nhà khoa học nữ thiên tài Hypatia, một trong những miệng núi lửa trên Sao Kim đã được đặt theo tên của bà.

 

Tiếp theo là danh sách những nhà nghiên cứu đại tài của thế giới:

Khoa học là dành cho tất cả, không riêng phái nào. Các bạn hãy chia sẻ bài viết thú vị này và đừng quên ghé page để xem nhiều hơn.

Bài viết liên quan: