Những tế bào của một phụ nữ đã chết từ 1951 vẫn sống và phát triển

Ngày 17/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Henrietta Lacks được sinh ra vào tháng 8 năm 1920, và đã không may ra đi vào năm 31 tuổi, ngày 4 tháng 10 năm 1951. Trong khi cuộc đời của Henrietta kết thúc sớm, thì gia đình cô lại nhận được sự ngạc nhiên khác, cô sẽ sống trong các phòng thí nghiệm ở khắp nơi trên Thế giới.

Henrietta là một nạn nhân không may của căn bệnh ung thư cổ tử cung, được phát hiện sau một số nghi vấn về "u bướu" trong vùng chậu của mình. Henrietta có 2 mẫu mô lấy ra từ cổ tử cung - một mẫu khỏe mạnh và một mẫu ung thư – mà không có sự đồng ý của cô theo như thông tin đã đưa. Henrietta sau đó đã chết vì bị ngộ độc urê, nhưng đây chỉ là sự khởi đầu của cuộc hành trình của cô.

 

Tế bào, y học, tế bào bất tử, Henrietta Lacks

@www.nytimes.com

Trong suốt thời gian nghiên cứu, căn bệnh ung thư của Henrietta vẫn còn ở dạng ban sơ, một đóng góp quan trọng là bác sĩ George Gey. Bác sĩ Gey làm việc tại John Hopkins trong Phòng thí nghiệm Văn hoá Tế bào, nơi ông đã cố gắng tạo ra tế bào người trong nhiều thập kỷ nhưng tất cả các tế bào đều chết trong vòng hai ngày. Tiến sĩ Gey làm việc với các tế bào của Henrietta và nhanh chóng phát hiện thấy một loại tế bào có đặc tính rất lạ.

Tế bào HeLa này không giống như các tế bào khác vì sau khi phân chia, nó vẫn tiếp tục phân chia. Mặc dù nhiều tế bào có thể phân chia một số lần, nhưng ADN cuối cùng sẽ trở nên không ổn định, khiến chúng chết đi. Nhưng chuyện này không xảy ra với tế bào HeLa. Trong điều kiện phù hợp, các tế bào HeLa có thể tạo thành một dòng tế bào bất tử, cho phép chúng được sản xuất vô số lần.

 

Tế bào, y học, tế bào bất tử, Henrietta Lacks

@www.wikimedia.org

Tiến sĩ Gey đã công bố những phát hiện của mình và ngay sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ các nhà khoa học trên khắp thế giới về các mẫu thử, Gey đã hào phóng cung cấp miễn phí. Với vô số các nhóm khoa học đã thử nghiệm toàn diện các tế bào HeLa, kết quả có hơn 60.000 ấn phẩm và hơn 11.000 bằng sáng chế liên quan, đồng thời thay đổi lĩnh vực này trong y khoa hết lần này tới lần khác.

 

Tế bào, y học, tế bào bất tử, Henrietta Lacks

@www.nytimes.com

Mặc dù được toàn bộ cộng đồng khoa học biết đến, nhưng gần đây gia đình Lacks - hậu duệ của Henrietta mới biết về các tế bào HeLa thông qua cú điện thoại yêu cầu lấy mẫu máu của một trong những thành viên trong gia đình. Mối băn khoăn lớn nhất của gia đình Lacks là về giá trị của hệ gen nhà họ so với mọi người ở khắp nơi trên thế giới, vì nó đã được công khai trực tuyến cho tất cả cùng xem. Trong những tháng vừa qua, gia đình Lacks và Viện Y tế Quốc gia cuối cùng đã đạt được thỏa thuận để bảo vệ sự riêng tư của bộ gen HeLa, cũng như không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về gia đình Lacks. Thỏa thuận cho rằng bất kỳ nhà khoa học nào muốn làm việc với các tế bào HeLa trước tiên phải nộp đơn yêu cầu, sau đó cung cấp các báo cáo tiếp theo về tiến bộ của họ trong quá trình thử nghiệm; Gia đình nhà Lacks sẽ không nhận được tiền cho việc sử dụng tế bào HeLa nhưng phải được công nhận trong tất cả các ấn phẩm trong tương lai liên quan đến dòng tế bào HeLa.

 

Henrietta chỉ là một phụ nữ nghèo từ Virginia, nhưng lại là ví dụ điển hình về việc một người có thể thay đổi cả thế giới dù có biết hay không.

Còn đây là sự sống bên trong một tế bào mà có thể bạn chưa biết:

Các bạn nghĩ sao về tế bào bất tử của Henrietta? Hãy cho chúng tôi biết điều bạn nghĩ và đừng quên chia sẻ bài viết nhé!

Bài viết liên quan: