Tiểu hành tinh: vài khám phá tuyệt vời trên những hành tinh nhỏ

Ngày 19/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Tiểu hành tinh, khái niệm đã quá quen thuộc với cuộc sống chúng ta đặc biệt trong khoa học không gian và nó được cho là một vật thể có liên quan tới sự tồn vong của Trái Đất trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tiểu hành tinh còn liên quan tới rất nhiều tới các khám phá tuyệt vời xuất hiện trên các hành tinh. Liệu đó là những khám phá nào? Mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

 

1) Sẹo hình tháp hình vòng trong miệng núi lửa Trái Đất

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@livescience.com

Vào năm 2006, các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện một vết tích lạ nằm trong miệng núi lửa Chicxulub tại bán đảo Yucatan của Mexico. Đó là vết tích do một tiểu hành tinh va đập vào Trái Đất cùng thời với khủng long bị hủy diệt.

Miệng núi lửa này rất đặc biệt khi có một sẹo tháp, xuất hiện ở trung tâm miệng núi lửa.

Theo nhiều chuyên gia, tiểu hành tinh đã va chạm lên khắp bán đảo Yucatan ở phạm vi trên 180 km và sẹo tháp được tìm thấy có niên đại khoảng 65.000.000 năm tuổi.

Khi tiểu hành tinh va chạm vào khu vực miệng núi lửa này, trong vài vút, lớp vật chất của tiểu hành tinh và đất đá trong miệng núi lửa đã bị nung thành chất lỏng, cả đá granit cũng tan chảy, vành miệng núi lửa xung quanh bị sụp đổ, trộn vào khối chất lỏng này. Dưới tác động của trọng lực, nhiệt độ mà về dần sẹo tháp hình vòng này đã được hình thành nên.

 

2) Lốc xoáy trên Hỏa tinh

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@sciencetimes.com

Các nhà khoa học thiên văn chỉ ra rằng, các tiểu hành tinh còn có khả năng tạo ra lốc xoáy khi va vào sao Hỏa, không riêng gì Trái Đất chúng ta.

Đơn giản, một tiểu hành tinh bay vào bề mặt sao Hỏa với tốc độ khoảng 800 km/h khi va vào có thể gây ra các cuộc đốt cháy vật chất, phát nổ thậm chí có thể tạo ra các cơn lốc xoáy di chuyển càng quét với tốc độ siêu âm, sẽ làm mòn, tạo nhiều vết nứt, thay đổi nhiều cảnh quan địa chất trên sao Hỏa.

 

3) Tiểu hành tinh Trojan quay theo sao Hỏa

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@star.arm.ac.uk

Sao Hỏa có vài tiểu hành đi di chuyển cùng đường quỹ đạo với nó và những đối tượng này được gọi là Trojan.

Các Trojan cùng tham gia vào một nhóm với khoảng 6000 thành viên quay quanh gần sao Mộc.

Cho tới nay, có tổng cộng 9 tiểu hành tinh Trojan quay quanh Hỏa tinh và được cho là những tiểu hành tinh có quỹ đạo ổn định nhất trong hệ thống quỹ đạo chung với sao Hỏa.

Vào năm 2016, để xác định xem liên kết cũng như thành phần cấu tạo bên trong những tiều hành tinh trojan này là gì, các nhà khoa học đã dùng công nghệ quang phổ hồng ngoại, tận dụng ánh sáng Mặt trời chiếu lên chúng và quan sát.

Các phổ màu thu được cho thấy, nhiều tiểu hành tinh trong số chúng bao gồm chất khoáng olivin. Chất khoáng này chứng minh rằng nhóm Trojan này có thể là những tàn tích cổ xưa của lớp vỏ bên trong của một hành tinh nhỏ nào đó bị phá hủy nhiều năm về trước.

 

4) Thảm họa diệt chủng văn hóa Clovis

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@wikimedia.org

Tại các địa điểm thuộc nền văn hóa Clovis từng bị biến mất đột ngột, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy nhóm ngừoi Clale Paleoindians Clovis cùng 35 động vật thuộc Kỷ Băng hà, gồm cả hươu khổng lồ đã biến mất một cách bí ẩn.

Nhiều chất platinum cao được tìm thấy trong tự nhiên, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều kim loại cổ, hiếm xuất hiện trong 11 khu khảo cổ có liên quan đến nền văn hoá Clovis ở California, Arizona, New Mexico, Ohio, Virginia, North Carolina và South Carolina.

Trước đó, vào năm 2013, một nhóm khác còn tìm thấy băng đá giàu platinum ở Greenland có niên đại từ thời Young-Dryas. Trong thời kỳ này, nhiệt độ đã giảm mạnh và kéo dài 1.400 năm. Nó cũng bắt đầu cùng thời điểm văn hoá Clovis biến mất.

Nhiều nguyên nhân đặt ra dẫn đến sự biến mất của nền văn minh này có thể là do một mảnh vỡ từ sao chổi hay tiểu hành tinh nào đó tác động vào Trái Đất.

 

5) Trái Đất bị bao vây bởi hàng trăm tấn vật liệu không gian

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@astronomy.com

Ít ai biết rằng, Trái Đất chúng ta có khoảng 100 tấn bụi, đất đá, tiểu hành tinh, thiên thạch không gian bao vây và mỗi ngày đều đi vào khí quyển Trái Đất.

Tuy nhiên, đó phần lớn là các vật chất nhỏ, dễ bị đốt cháy trong khí quyển Trái Đất trước khi rơi xuống bề mặt. Và những vật chất nhỏ đó thường được gọi là chondrites.

Tùy thuộc vào sự kiện va chạm cổ xưa, cũng như kích thước mà chúng được phân loại các lớp như  H, L, hoặc LL. Hiện tại, đại đa số là loại H và L.

Gần vùng St Petersburg có tồn tại một khu vực với chứa một lượng các vật liệu cổ đại. Hàng trăm mẫu được lấy về thí nghiệm về mặt hóa học và cho thấy rất nhiều trong số chúng có nguồn gốc từ các chondrites loại L có thể rơi xuống Trái Đất vào khoảng 466.000 năm trước.

 

6) Làm sóng thần tràn khỏi miệng núi lửa

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@nationalgeographic.com.au

Ít ai biết rằng, nhiều lý thuyết không gian hiện đại cho rằng sao Hỏa có thể có cả một đại dương mênh mông và vào thời điểm đó các miệng núi lửa trên hành tinh này đều chứa đầy nước.

Tuy nhiên, không ngờ rằng, khoảng ba tỷ năm trước đây, một tiểu hành tinh đã va vào sao Hỏa ngay tại miệng núi lửa Lomonosov, có đường kính ước tính khoảng 70 km.

Sau khi nghiên cứu cấu trúc của cảnh quan, khoa học đã xác định rằng, sau cú va chạm này, một cơn sóng thần khổng lồ đã bị đẩy ra khỏi miệng núi lửa ở tốc độ 60 mét / giây rồi đổ tràn ra khu vực xung quanh, tạo nên một cơn sóng thần càn quét cao 300 mét, di chuyển suốt ba giờ đồng hồ.

 

7) Vụ phun trào núi lửa triệu năm

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@ibtimes.co.in

Theo đó, trong quá khứ từng có một tiểu hành tinh đá, kích thước 15 km va vào Canada ở lưu vực Sudbury khoảng 1,85 tỷ năm trước tạo ra một miệng núi lửa có đường kính khoảng từ 150-260 km và phun trào cho tới một triệu năm.

Trong giai đoạn 2013-2014, các nhà khoa học leo lên miệng núi lửa nàu và chiết ra hơn một trăm mẫu từ các lớp đá dày 1,5 km bên trong. Các mẫu gồm các vật liệu từ bề mặt nóng chảy cũng như các mảnh núi lửa có hình dạng như móng cua. 

 

8) Tiểu hành tinh Vesta có cấu trúc lạ bên trong

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@space.com

Tiểu hành tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt trời tên là Vesta là một tiểu hành tinh đặc biệt, có chiều rộng khoảng 525 km nhưng cấu trúc bên trong của nó lại khác biệt hoàn toàn so với những tiểu hành tinh khác trong không gian.

Thay vào đó, nó có cấu trúc bên trong giống như của Trái Đất hoặc sao Hỏa bao, nó có lõi sắt bên trong và một bề mặt nhiều đá.

Ước tính nó hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước và độ dày phần vỏ của nó vẫn chưa được xác định.

 

9) BZ, Trojan của Mộc tinh có quỹ đạo ngược trong Hệ Mặt trời

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@blastr.com

Vào năm 2015, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một tảng đá kỳ lạ trong số các Trojan của Mộc tinh. Tảng đá này bản chất là một tiểu hàn tih đá có biệt danh "BZ", nó di chuyển trong đường quỹ đạo của sao Mộc.

Tuy nhiên, nó lại di chuyển theo một quỹ đạo ngược, khác hoàn toàn so với mọi hành tinh, cũng như 99,99% các tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đây được gọi là quỹ đạo ngược và rất hiếm xảy ra trong vũ trụ.

 

10) Sao chổi 6 đuôi lạc vào trong vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời

Khám phá, hiện tượng, địa chất, tiểu hành tinh, hành tinh, không gian,...

@space.com

Vào năm 2013, kính Viễn Vọng Hubble của NASA đã bất ngờ khám phá ra một vật thể lạ di chuyển trong vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời, đó là một sao chổi có tên là  P / 2013 P5 với sáu chiếc đuôi bụi phát sáng ngoạn mục trong không gian.

Nhiều nhà khoa học cho rằng,  P / 2013 P5 là mảnh vỡ 200 triệu năm tuổi của một vật thể to lớn bị phá hủy đã từ rất lâu trong vũ trụ.

Hiện tại, sao chổi sáu đuôi P / 2013 P5 đã mất tới 1.000 tấn bụi ở các vết đuôi trong quá trình di chuyển của mình.

 

Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “Tận mắt chứng kiến cảnh Trái đất bị phá huỷ bởi tiểu hành tinh” được chia sẻ dưới đây:

Bạn thấy bài viết “Tiểu hành tinh: Vài khám phá tuyệt vời trên những hành tinh nhỏ” ở trên thế nào? Có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.

Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.

Theo Listverse

Bài viết liên quan: