Trái Đất từng giống một hành tinh của thiên hà khác

Ngày 10/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ít ai biết rằng, trong suốt 4,5 tỷ năm qua, Trái Đất không hề giữ nguyên hình dạng mà nó đã thay đổi đi rất nhiều. Có rất nhiều thứ đã mất đi ở ngày hôm nay.

Và những thứ đầu tiên có mặt trên Trái Đất là những điều kỳ diệu, đặc thù, không tưởng mà các nhà khoa học tin rằng, có thể Trái Đất thuở sơ khai có thể rất giống với một hành tinh của thiên hà khác trong vũ trụ.

Liệu đó là những thứ kỳ diệu nào? Mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu chúng ngay tại bài viết dưới đây.

 

1) Nấm khổng lồ trên khắp hành tinh

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@news.uchicago.edu

Vào khoảng 400 triệu năm trước, trên Trái Đất chúng ta, cây cối chỉ mọc cao tới vòng eo con người ngoài trừ một số loài thực vật đặc thù đặc biệt là nấm.

Thời điểm đó, nấm được gọi là Prototaxite, nó có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất này và có đường kính thân rộng tới 1 mét, thân dài tới 8 mét.

Tuy nhiên, đặc thù của chúng là không có phần búp mái như những loại nấm chúng ta thấy hiện nay, chúng chỉ là một khối thân trụ dài. Và trở thành loài thực vật cũng như là loài nấm khổng lồ lớn nhất trên hành tinh.

 

2) Đại dương màu xanh lá

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@listverse.com

Nhiều bằng chứng cổ để lại cho thấy vào khoảng 3,7 tỷ năm trước, Trái Đất chúng ta sở hữu một đại dương có màu xanh lá cây đặc thù, nhiều lục địa đen và bầu trời chỉ là một đám sương mờ.

Đại dương có màu xanh lá vì chứa nhiều chất sắt bị oxy hóa với nhiều chất cổ đại khác. Còn các lục địa có màu đen bởi vì sự bao trùm, cháy khét của núi lửa nham thạch.

Nói về bầu trời, không như hiện nay, thời điểm đó chỉ toàn khí metan cùng những đám mây màu cam đỏ lơ lửng như sương mù.

 

3) Trái Đất từng ngập tràn mùi trứng thối

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@listverse.com

Các nhà khoa học cổ đại chia sẻ rằng, vào khoảng 1,9 tỷ năm trước, Trái Đất chúng ta tràn ngập mùi lạ từ đại dương bốc lên tương tự như mùi trứng thối.

Thời điểm đó, đại dương tiền sử chứa đầy vi khuẩn cổ, thải nhiều khí lạ, phản ứng với hàm lượng muối trong nước biển, giải phóng hàng loạt lớn lượng khí hydrogen sulfide làm cho bầu khí quyển Trái Đất trở nên nặng mùi.

 

4) Hành tinh màu tím

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@livescience.com

Vào khoảng 3 đến 4 tỷ năm về trước, nhiều dạng sống trên Trái Đất chúng ta đều có màu sắc tím sặc rỡ kỳ quái. Những dạng sống tiền sử đó hấp thụ ánh sáng Mặt trời trên Trái Đất theo những cách khác nhau và hệ thống chất diệp lục trong chúng cũng có màu tím thay vì màu xanh lục như thực vật bây giờ.

Không những thế, tương tự khoảng 1,6 tỷ năm trước, đại dương chúng ta từng có màu tím vì nhiễm chất lưu huỳnh tím do núi lửa lan ra và đó là hợp chất vô cùng độc hại.

 

5) Trái Đất nhìn giống như quả cầu tuyết

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@bbc.co.uk

Tất cả chúng ta đều biết Trái Đất đã từng có thời kỳ băng hà. Tuy nhiên, không riêng gì giai đoạn này, có khả nhiều bằng chứng gần đây cho thấy khoảng 716 triệu năm trước, Trái Đất chúng ta là một quả cầu tuyết khổng lồ, trôi nổi trong không gian. Nó lạnh tới mức những con sông ở cận đường xích đạo cũng bị đóng băng hoàn toàn.

Tuy nhiên, diện mạo này đã không còn mà nhiều đợt phun trào núi lửa sau đó đã làm băng tan, tro bụi bay khắp bầu khí quyển, tuyết tan dần và một số còn sót lại bám đầy than bụi tro núi lửa trông rất bẩn.

 

6) Mưa axit trên Trái đất liên tục trong 100.000 năm

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@listverse.com

Sau khi thời kỳ băng giá trên Trái Đất kết thúc theo cách vừa kể ở trên, người ta tin rằng Trái Đất tiếp tục bước vào giai đoạn gọi là “nhiễm thời tiết hóa học mãnh liệt”.

Biểu hiện rõ là một cơn mưa axit liên tục đổ xuống bề mặt Trái Đất kèo dài trong suốt 100.000 năm.

Mưa axit tan chảy tràn trên khắp các con sông. Đồng thời, những cơn mưa này cũng đã gửi dưỡng chất xuống đất, đáy đại dương, tạo tiền đề phản ứng sản xuất oxy giải phóng vào trong khí quyển.

 

7) Bắc Cực từng là một nơi xanh màu

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@listverse.com

Vào khoảng 50 triệu năm trước đây, Bắc cực là một nơi rất khác. Đây là thời kỳ được gọi là Kỷ nguyên Eocene sớm, và thế giới là một nơi ấm hơn nhiều. Bạn có thể tìm thấy cây cọ ở Alaska và cá sấu bơi ngoài bờ biển của Greenland.

Ngay cả phía bắc của hành tinh này cũng có màu xanh lá cây màu mỡ tràn ngập.

Người ta tin rằng Bắc Băng Dương là một ao nước ngọt khổng lồ và nó hoàn toàn tràn ngập nhiều sự sống. Nước trong hồ đầy, tràn ngập cây xanh, bao quanh bởi một loại dương xỉ tên là Azolla nở khắp Bắc Cực.

Không những thế, thời kỳ này Bắc Cực đã đạt 20 độ C. Từng có nhiều rùa, cá sấu khồng lồ sinh sống với điều kiện lạnh lý tưởng.

 

8) Bụi từng che Mặt trời trên Trái Đất

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@listverse.com

Khi một tiểu hành tinh từng va vào Trái Đất, tiêu diệt loài khủng long vào khoảng cách đây 65 triệu năm. Kết quả sau đó được cho là khủng khiếp chưa từng thấy.

Bụi sau vụ va chạm cùng nhiều đất đá bay trên bầu trời. Hàng tấn vật chất bụi, đá thậm chí bao gồm cả axít sulfuric vẫn nằm trong tầng bình lưu khí quyển.

Trái Đất bị che phủ hòan toàn bởi bụi, ánh sáng Mặt trời không có và điều kinh dị này kéo dài hàng tháng trời.

Chỉ nhờ những tia Mặt trời, cùng những cơn bão axit cuồng phong sau đó mới phong tỏa bớt lượng bụi dày đặc.

 

9) “Cơn mưa” tiểu hành tinh đổ xuống Trái Đất

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@nasa.gov

Vào khoảng cách đây 4 tỷ năm trước, Trái Đất chúng ta từng hứng chịu một “cơn mưa” tiểu hành tinh va vào và khiến Trái Đất trở thành một cảnh quan tồi tệ như địa ngục.

Cơn mưa này đã khiến đại dương bị đun sôi do nhiệt các vụ va chạm gây ra rồi nó nhanh chóng biến mất.

Bề mặt một phần của Trái Đất bị tan chảy. Những tảng đá bị nung thành chất lỏng siêu nóng đổ vào các dòng sông

Thậm chí tệ hơn, một số đá bị nung nấu đã bị bốc hơi và bay vào bầu khí quyển của Trái Đất. Chất Magnesium oxide bay lên bầu khí quyển rồi ngưng tụ thành các giọt chất lỏng nóng chảy như chất magma lỏng rơi xuống từ bầu trời.

 

10) Xuất hiện côn trùng khổng lồ

Hành tinh, trái đất, thiên hà, vật thể,...

@nationalgeographic.com

Khoảng 300 triệu năm trước, thế giới đã được bao phủ bởi nhiều rừng đầm lầy rộng lớn và không khí đã chứa hoàn toàn nhiều oxy, tạo điều kiện bùng nổ nhiều sự sống mới trong đó có cả những côn trùng khổng lồ thậm chí cả những con vật khổng lồ như xuất hiện trong bộ phim Godzilla .

Bằng chứng là các nhà khoa học đã tìm thấy các hóa thạch còn lại của loài chuồn chuồn lớn như những con mòng biển hiện đại, với đôi cánh dài hơn 0.6 mét.

Những con bọ cánh cứng khổng lồ cũng có mặt khắp Trái đất và chúng không hề thân thiện như bây giờ.

Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng những con chuồn chuồn khổng lồ có thể là những kẻ ăn thịt.

 

Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “Số Phận Của Trái Đất Sẽ Ra Sao Khi Con Người Đột Nhiên Biến Mất” được chia sẻ dưới đây:

 

Bạn thấy bài viết “Trái Đất từng giống một hành tinh của thiên hà khác” ở trên thế nào? Có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.

Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.

Theo Listverse

Bài viết liên quan: