Những loài chim ăn thịt thời tiền sử may mắn thay đã tuyệt chủng

Ngày 30/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hôm nay LaLung.vn sẽ đưa bà con quay về thời tiền sử để biết thêm về cuộc sống cũng như bản chất của một số loài chim ăn thịt khổng lồ. Thời đại tiền sử có thể hình dung là cách đây hàng triệu triệu năm về trước, khi mà lịch sử vẫn chưa được viết ra. Vào thời kỳ này vạn vật và vũ trụ vừa mời được hình thành, sự sống trên trái đất bắt đầu xuất hiện. Những loài vật như khủng long thường được mọi người gắn ở thời tiền sử.

Vào thời điểm này, trái đất là một nơi cực kỳ hiểm nguy. Là thời đại vinh quang đối với những con khủng long và những con rết khổng lồ. Nếu như loài người sinh sống vào khoảng thời gian đó thì chúng ta chẳng khác nào những con kiến nhỏ bé. Chính vì thế, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi loài chim vào thời điểm đó cũng là nỗi ác mộng khủng khiếp. May mắn thay, không một loài chim thời tiền sử nào còn có thể sống đến ngày hôm nay. Nếu như nhân loại thời nay đang sửng sốt và lo lắng trước nguy cơ một vài động vật sẽ bị tuyệt chủng thì với những con chim đáng sợ dưới đây là cả một điều may.

Để biết được kích thước to lớn cùng với sự nguy hiểm của loại chim ăn “xác sống” thời xưa mời mọi người cùng kéo con chuột xuống phía dưới để xem danh sách mười loài chim tiền sử, chim ăn thịt mà chúng hoàn toàn đã bị tuyệt chủng.

 

1) Loài Pelagornis sandersi - giống chim biết bay, sải cánh 7-8 mét

chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Nhìn vào hình ảnh chắc mấy mem có thể biết được rằng, con người cũng chỉ là hạt cát trên sa mạc mà thôi. Đây là loài chim biết bay lớn nhất từng được biết trên trái đất, với sải cánh lên tới 8 mét, lớn hơn gấp 2 lần so với loài chim biết bay lớn nhất thời nay.

Hóa thạch của nó được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1983 gần Charleston, Bắc Carolina. Nó được đặt tên Pelagornis sandersi để tôn vinh nhà bảo trợ viện bảo tàng Charleston đã nghỉ hưu, Albert Sanders - người dẫn đầu đội nghiên cứu khai quật hóa thạch này.

Loài chim biển may mắn cho loài người là đã tuyệt chủng, bởi nó được xem là giống chim ăn thịt đỉnh cao và có thể bay qua đại dương để bắt con mồi. Nó có khả năng bay lượn cực kỳ điêu luyện. Đôi cánh dài và mỏng giúp nó bay ổn định bất chấp thân hình đồ sộ của mình.

Để có thể bắt những con mồi, Pelagornis sandersi sở hữu một cái mỏ vô cùng kì lạ, răng của chúng giống với những cái gai nhọn và sắc. Những cái gai này như những chiếc răng giả, nó bao bọc cả hàm trên lẫn hàm dưới của chúng. Chiếc mỏ với hình nón và nhọn sử dụng để đâm xuyên con mồi chủ yếu là cá và mực. Nếu con người xuất hiện vào thời đó thì có khả năng trở thành mồi nhậu cho chúng cũng nên bà con ạ.

 

2) Loài Argentavis – giống chim biết bay, sải cánh 5 – 6 mét

chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Trước khi phát hiện ra Pelagornis sandersi, loài Argentavis magnificens được ca ngợi là loài chim biết bay lớn nhất từng tồn tại. Chúng còn được gọi là “Teratorn khổng lồ”, với độ dài sải cánh là 5 – 6 mét. Hóa thạch của giống loài này được tìm thấy chủ yếu ở vùng Trung và Tây Bắc Argentina.

Argentavis từng sống và tìm kiếm thức ăn trong phạm vi bán kính là 500 km2 , nó giống với một loài chuyên ăn xác thối hơn là loài chim săn mồi. Ngoài ra cũng có khả năng đuổi theo các loài săn mồi khác và tiêu diệt chúng.

Argentavis có chiếc mỏ to bất thường, với một phần mỏ như là cái móc và có thể mở ra rất to. Khi chúng đi săn mồi, Argentavis lao vụt từ trên cao xuống và gắp lấy con mồi, giết chết và ăn thịt chúng mà không cần hạ cánh. Với cấu trúc của hộp sọ khá đặc biệt, nó có xu hướng ăn trọn con mồi hơn là xé con mồi thành từng miếng nhỏ.

Chúng không ác cũng chẳng đáng sợ đâu cả nhà ạ, chỉ nuốt trọn rồi tiêu hóa từ từ thôi mà. Cái chết thật thảm thương cho những con mồi xấu số.

 

3) Loài Pelagornis Chilensis – sải cánh dài hơn 5 mét

chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Pelagornis Chilensis là một phần trong nhóm chim tiền sử, được gọi là “chim xương răng”, chúng tồn tại vào khoảng  5 đến 10 triệu năm về trước. Nó từng bay trên những đại dương và những ngọn núi thuộc Chile ngày nay. Loài chim có răng này có sải cánh lên tới hơn 5 mét đấy cả nhà ạ.

Mẫu hóa thạch duy nhất được biết đến của loài Pelagornis Chilensis này được tìm thấy bởi một nhà sưu tầm nghiệp dư tại sa mạc Atamaca một vùng gần El Morro. Các hóa thạch cho thấy có đến 20 cái răng giống như phần xương mở rộng trên mỏ của chúng. Loài chim khổng lồ này sử dụng những chiếc răng này để gắp lấy những con cá hoặc mực và nuốt trọn chúng.

Cũng hên sao mà chúng chết hết từ lâu chứ không nuốt người như chơi bà con ạ.

 

4) Loài Teratornis – sải cánh 3,7 mét

chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Teratornis là loài chim săn mồi size khủng ở Bắc Mỹ. Hóa thạch của hàng trăm cá thể đã được tìm thấy ở Califonia, Oregon, Arizona, Florida và miền nam Nevada. Với sải cánh dài hơn 12 mét, loài chim tiền sử này cao gần 1 mét. Nếu so sánh với những con như sư tử thì nó cũng chẳng phải dạng vừa đâu.

Teratornis chuyên săn những con mồi có kích thước bằng một con thỏ và thường nuốt chửng chúng, không cần nhai. Nó sử dụng vuốt chân sắc bén của mình để giữ chặt con mồi trong khi xé xác mồi và ăn sống chúng, nhưng điểm yếu của chúng là sức mạnh từ việc quắp con mồi thì không thật sự vượt trội so với loài khác.

Con người mình cao số vì động vật hai chân này đã tuyệt chủng vào cuối thời Pleistocene khoảng 10000 năm về trước. Thử tưởng tượng bây giờ nó vẫn còn sống nhăn răng thì chắc chắn mình “nghẻo” sớm cũng nên.

 

5) Đại bàng Haast’s – sải cánh từ 2,6 đến 3 mét

chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Đại bàng Haast’s là một trong những loài chim lớn nhất được biết đến về chiều dài lẫn cân nặng, là giống loài lớn nhất còn tồn tại tới ngày nay. Đại bàng Haast’s được Julius von Haast mô tả lần đầu tiên vào năm 1871 từ những hóa thạch vẫn còn được tìm thấy bởi F. Fuller ở một địa điểm đã từng là đầm lầy.

Loài này là loài đại bàng lớn nhất được biết đến đã tồn tại ngay cả trong những thời đại đó. Con chim khổng lồ này sống ở Nam đảo New Zealand và đã tuyệt chủng vào khoảng 1400 CE. Haast’s chuyên săn mồi các loài chim lớn, không biết bay. Nó thậm chí còn săn mồi giống chim lớn gấp mười lăm lần trọng lượng của con đại bàng.

Chúng tấn công với tốc độ lên đến tám mươi cây số một giờ (năm mươi dặm/giờ), nó nắm lấy xương chậu của con mồi bằng móng vuốt với một chân và giết chết con mồi với một đòn vào đầu hoặc cổ với móng vuốt của chân còn lại. Lực tấn công của nó tương đương với một khối than vụn rơi từ đỉnh của tòa nhà 8 tầng. Cái mỏ lớn được sử dụng để xé vào các cơ quan nội tạng của con mồi, khiến nó chết vì mất máu.

Không những ác mà còn rất thông minh để hạ con mồi cả nhà nhỉ? Loài chim này còn sống chắc là một tay giết người chứ chẳng phải chơi đâu.

 

6) Kelenken- giống chim không biết bay, chiều cao 2,2 đến 3 mét

Chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Mặc dù là loài chim nhưng ẻm lại không biết bay cả nhà à! Kelenken guillermoi là một loài chim khổng lồ, không biết bay, loài chim ăn thịt thuộc họ khủng long “terror bird”. Kelenken sống cách đây 15 triệu năm ở Argentina và là con chim cao nhất được biết đến. Kelenken có đầu lớn nhất của bất kỳ chim được tìm thấy với chiều dài của một sọ 71,6 cm và cái nỏ đơn dài 45,7 cm.

Đừng tưởng không biết bay là không tóm được con mồi nhé! Em này có hàng loạt các kỹ thuật giết chóc. Là giống hai chân ăn thịt lớn không biết bay, Kelenken được thiên phú cho sức mạnh và khả năng chạy, nó đuổi theo con mồi. Sau đó, giết chết con mồi bằng cách đập vỡ xương bằng cái mỏ bự chảng của nó.

Một khả năng đặc biệt khác là nó quắp lấy con mồi và rồi lắc liên tục, những cái lắc mạnh mẽ khiến cho con mồi gãy xương sống, nát bét thịt. Kelenken còn được xem là một kẻ ăn xác sống, chúng chạy dí, đuổi những con thú săn mồi khác với kích thước đồ sộ của mình để chiếm lấy con mồi một cách ngon lành cành đào. Thật không thể tin nổi, nhưng nếu chúng còn sống chắc vận động viên chạy nhanh nhất thế giới cũng phải đầu hàng.

 

7) Brontornis – giống chim không biết bay, chiều cao gần 3 mét

Chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Brontornis là một chi chim khổng lồ, không biết bay, chuyên ăn thịt sống ở Patagonia. Trọng lượng của nó ước tính khoảng 350-400 kg (770-880 pounds), cơ thể khá đồ sộ khiến cho nó trở thành loài chim lớn thứ ba từng được biết đến trong thời tiền sử.

Do body khủng nên nó có thể sống một lối sống nào đó như là một kẻ săn mồi phục kích hay trực tiếp truy đuổi con mồi. Với những cuộc truy đuổi con mồi ngắn, nó hạ con mồi bằng sức mạnh tuyệt đối của mình. Brontornis có thể giết những con vật lớn như Astrapotherium giống như con voi. Nhân loại mình quá may mắn vì ẻm đã tuyệt chủng trước sự xuất hiện của Argentavis.

 

8) Titanis -giống chim không biết bay, chiều cao 2,5 mét

Titanis walleri cao 2,5 mét, không biết bay, là loài chim ăn thịt ở Bắc Mỹ. Nó sống khoảng hai đến năm triệu năm trước và là một phần trong nhóm “terror bird”. Chỉ có những mảnh xương của nó được tìm thấy dưới dạng hóa thạch. Hộp sọ của ẻm vẫn không được tìm thấy cho đến ngày này. So với các hóa thạch của các loài Phorusrhacids (chim khủng bố) khác được bảo quản, nó có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều, với một chiếc mỏ to lớn như giống loài tiền thân của nó.

Titanis dựa vào thị lực của mình cho mọi thứ từ nhận dạng con mồi để đánh giá khoảng cách giữa bản thân và con mồi. Dựa vào các hóa thạch cho thấy, nó có đôi chân rất khỏe do đó nó cũng phù hợp với các loài khác về tốc độ trong hệ sinh thái. Phần cuối mỏ của nó là một đầu nhọn được uốn cong đột ngột tạo thành cạnh sắc bén.

Trong khi tiêu diệt con mồi nó dùng phần uốn cong của cái mỏ để kẹp lấy cổ, lưng hay đầu của con mồi. Với những đợt tấn công như vậy đều sẽ giết chết con mồi dễ dàng và sau đó chỉ cần dùng phần mỏ của mình để xé xác mồi ngon, nếu con mồi nhỏ hơn nó có thể nuốt chửng chúng không thương tiếc.

 

9) Phorusrhacos - giống chim không biết bay, chiều cao 2,5 mét

Chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Loài chim không biết bay có kích thước khổng lồ. Phorusrhacos chủ yếu sống trong rừng và đồng cỏ. Nó sở hữu chiều cao đến 2,5 mét (8 feet) và nặng khoảng 130 kg (290 pounds). Hộp sọ khổng lồ dài tới 60 cm, được gắn liền với cái mỏ có đầu móc.

Cấu trúc của mỏ và các móng vuốt lớn trên ngón chân cho thấy chúng là động vật ăn thịt khủng khiếp nhất thời bấy giờ. Đôi cánh của nó có những cái móc sắc nhọn dường như rất thích hợp để cầm nắm.

Cái mỏ là công cụ chính của Phorusrhacos để giết chết con mồi. Nó sẵn sàng giết con mồi theo hai cách chính. Phương pháp đầu tiên là sử dụng cái mỏ của mình để quặm lấy con mồi và sau đó quăng nó xuống đất. Phương pháp thứ hai là tấn công vào phần sau của hộp sọ. Sau khi giết chết, khác với những loài chim nuốt chủng thì con chim “yêu quái” này sẽ xé xác chết và ăn những miếng nhỏ.

 

10) Physornis - giống chim không biết bay, cao 2 mét

Chim, thời tiền sử, tuyệt chủng, khủng long

Vào khoảng giữa 23 đến 28 triệu năm trước trong Kỷ nguyên Oligocene, loài chim không biết bay, Physornis đi lang thang trên trái đất chủ yếu ở Nam Mỹ. Đây là một trong những thành viên lớn và mạnh mẽ nằm trong họ Phorusrhacidae.

Nó đi lang thang vất vưởng quanh Argentina và là một trong những con chim gây kinh hoàng đầu tiên. Thật không may, không có nhiều thông tin được thu thập về Physonis vì chúng đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, nó vẫn được xem là một trong những loài chim ăn thịt thời tiền sử may mắn thay đã tuyệt chủng.

 

Một thông tin thú vị nữa qua video dưới đây. Clip sau tổng hợp những con vật nguy hiểm khiến loài người tuyệt chủng nếu chúng hồi sinh. Hãy cùng khám phá xem đó là những sinh vật đáng gờm nào nhé!

Hên là chúng không còn con nào sống sót chứ nếu không thì nhân loại trên trái đất sẽ sớm bị ăn thịt hết mọi người ạ. Loài người mình phải thành thật cảm ơn sự tuyệt chủng của những thú ăn thịt này để có thể bảo toàn tính mạng. Nếu bạn quan tâm tới động vật thời xưa thì hãy chia sẻ thông tin thú vị này đến với mọi người nhé!

Bài viết liên quan: